Chỉ tiêu số tương đối thống kê

Một phần của tài liệu Bài giảng nguyên lý thống kê đh lâm nghiệp (Trang 48 - 51)

3.4.2.1. Khái niệm số tương đối thống kê

Số tương đối thống kê là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian và không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau.

Ví dụ: Giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp X trong năm báo cáo so với năm gốc đạt 120%. Doanh thu của xí nghiệp A so với xí nghiệp B trong năm báo cáo gấp 2 lần (200%). Tỷ lệ sử dụng gỗ thực tế năm báo cáo tại khu vực điều tra là 0,35 m3/người…

Mỗi số tương đối đều có số gốc so sánh và đơn vị đo lường cụ thể. Đơn vị đo lường có thể tính bằng phần trăm (%) nếu gốc so sánh được coi là 100; bằng phần nghìn (‰) nếu gốc so sánh là 1.000; bằng (lần) nếu gốc so sánh bằng 1 và là đơn vị kép (m3/người), (km2/người), (đồng/người)…

3.4.2.2. Ý nghĩa số tương đối thống kê

Số tương đối thống kê là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong phân tích thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh và trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Thông qua việc so sánh số tương đối có khả năng phát hiện được qui luật, tốc độ và xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Trong thực tế số tương đối thống kê còn được dùng để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, phân tích đánh giá tình hình chấp hành chính sách nhà nước…Đặc biệt, số tương đối thống kê có khả năng giữ gìn bí mật khi không cần thiết phải công bố kết quả cụ thể.

42

3.4.2.3. Phân loại số tương đối thống kê

a. Số tương đối động thái (so sánh theo thời gian)

Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội cùng loại ở hai thời kỳ hoặc hai thời điểm khác nhau.

 % 100 0 1   y y  Trong đó: (%)

 : Số tương đối động thái;

y1: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở kỳ nghiên cứu (kỳ báo cáo); y0: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở kỳ gốc.

Ví dụ: Có tài liệu về một công ty lâm sản X: - Doanh thu năm 2015 là 5.000.000.000 đ. - Doanh thu năm 2016 là 6.500.000.000 đ. Doanh thu năm 2016 so với năm 2015 là:

  100 130 % 000 . 000 . 000 . 5 000 . 000 . 500 . 6 %     (1,3 lần)

Ta đưa ra nhận xét như sau: Doanh thu năm 2016 cao hơn so với năm 2015 là 1.500.000.000 đồng với số tương đối động thái là 130%.

Căn cứ vào gốc so sánh, số tương đối động thái được chia làm hai loại: + Số tương đối động thái định gốc (số tương đối định gốc): Phản ánh quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở những thời gian sau so với mức độ ở thời gian đầu tiên được chọn làm gốc so sánh:

100 0   y yi d  Trong đó:

θd: số tương đối động thái;

yi: mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở thời gian i.

Số tương đối động thái định gốc có khả năng phản ánh tốc độ phát triển (nhanh, chậm…) cụ thể của hiện tượng nghiên cứu.

+ Số tương đối động thái liên hoàn (số tương đối liên hoàn): Phản ánh quan hệ so sánh giữa các mức độ hiện tượng nghiên cứu ở những thời gian sau với mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở thời gian trước đó.

100 1    i i L y y

43 Trong đó:

θL: Số tương đối liên hoàn;

yi -1: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở thời gian thứ i - 1. * Quan hệ giữa θd và θL được thể hiện: θd = ∩ θL(i)

Trong đó:

∩: Ký hiệu tích số;

θL(i): Số tương đối liên hoàn thứ i.

Ví dụ: Có kết quả trồng rừng của Lâm trường Tiền Phong giai đoạn 2012 - 2016 như sau:

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng diện tích trồng rừng (ha) 200 240 360 1.080 1.404 Số tương đối định gốc θd (%) 100 120 180 540 702 Số tương đối liên hoàn θL (%) - 120 150 300 130

b. Số tương đối kế hoạch

Phản ánh nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch, gồm 2 loại: - Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quan hệ so sánh giữa mức độ cần đạt được, cần phấn đấu trong kỳ kế hoạch với mức độ đã đạt được ở kỳ gốc (kỳ trước) về một chỉ tiêu kinh tế - xã hội nào đó.

100 0   y yk k  Trong đó:

θk: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch;

y1: Mức độ đặt ra trong kỳ kế hoạch về chỉ tiêu nào đó;

y0: Mức độ đạt được ở kỳ gốc (kỳ trước) về chỉ tiêu tương ứng với chỉ tiêu so sánh.

- Số tương đối thực hiện kế hoạch: Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quan hệ so sánh giữa mức độ thực hiện trong kỳ kế hoạch với mức độ kế hoạch đặt ra và một chỉ tiêu kinh tế - xã hội nào đó.

100 1   k T y y  Trong đó:

θT: Số tương đối thực hiện kế hoạch;

44 * Quan hệ giữa θT và θk được thể hiện:

∩ θT x θk = θd

c. Số tương đối kết cấu (tỷ trọng)

Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quan hệ so sánh giữa các mức độ của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể:

100 1     n i i i kc y y  Trong đó:

θkc: Số tương đối kết cấu (tỷ trọng);

yi: Mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ về chỉ tiêu nào đó; i = (1, 2, …, n) là thứ tự các bộ phận cấu thành nên tổng thể.

d. Số tương đối so sánh (so sánh theo không gian)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quan hệ so sánh ở mức độ của hai bộ phận trong tổng thể về một chỉ tiêu nào đó.

Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về không gian.

Ví dụ: Số tương đối so sánh được tính từ việc so sánh số nhân khẩu, diện tích đất đai, GDP, GNP… giữa hai quốc gia, hai địa phương hay hai đơn vị sản xuất.

Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các bộ phận trong cùng một tổng thể.

Ví dụ: So sánh số công nhân nam, nữ trong tổng thể số công nhân của doanh nghiệp. Hay giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong một xí nghiệp.

e. Số tương đối cường độ

Biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng trong điều kiện lịch sử cụ thể. Nó được tính bằng cách so sánh mức độ của hai hiện tượng khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau.

Một phần của tài liệu Bài giảng nguyên lý thống kê đh lâm nghiệp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)