Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Bài giảng nguyên lý thống kê đh lâm nghiệp (Trang 114 - 117)

Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên là điều tra chọn mẫu mà trong đó các đơn vị của tổng thể mẫu được chọn ra trên cơ sở phân tích đặc điểm của hiện tượng và kinh nghiệm thực tế. Do đó, để đảm bảo chất lượng của tài liệu điều tra, cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau đây:

- Thứ nhất, phân tổ chính xác hiện tượng nghiên cứu:

Hiện tượng nghiên cứu thường có kết cấu phức tạp, gồm nhiều tổ, nhiều bộ phận có đặc điểm và tính chất khác nhau. Trên cơ sở phân tổ chính xác hiện tượng nghiên cứu, các đơn vị có đặc điểm và tính chất giống nhau (hoặc gần giống nhau) sẽ được đưa vào một tổ. Từ mỗi tổ sẽ chọn ra các đơn vị đại diện (còn gọi là điển hình) cho tổ đó. Tập hợp các đơn vị đại diện của các tổ tạo thành tổng thể mẫu.

Giả sử điều tra về mức sống ở một địa phương, có thể phân mức sống thành ba tổ là nghèo, trung bình, khá giả. Từ mỗi tổ sẽ chọn ra một số hộ đại diện cho tổ đó để tiến hành điều tra.

108

Việc xác định số lượng đơn vị cần điều tra phải căn cứ vào tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu, lực lượng cán bộ, kinh phí cho cuộc điều tra... Từ đó, quyết định nên điều tra bao nhiêu đơn vị. Đương nhiên, số lượng các đơn vị được chọn ra để điều tra phải đủ lớn, có thể đại diện cho toàn bộ hiện tượng;

- Thứ ba, lựa chọn các đơn vị điều tra:

Các đơn vị được lựa chọn để điều tra thực tế thường là những đơn vị có mức độ của tiêu thức xấp xỉ với mức độ bình quân của tổ. Khi lựa chọn các đơn vị để điều tra thực tế cần phải thông qua việc phân tích, bàn bạc tập thể của những người có kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực tế;

- Thứ tư, suy rộng kết quả điều tra:

Sau khi đã thu thập được tài liệu ở các đơn vị điều tra thì tiến hành tính toán suy rộng trực tiếp cho toàn bộ hiện tượng. Vì các đơn vị điều tra được lựa chọn đại diện cho từng tổ nên khi suy rộng phải chú ý đến tỷ trọng của mỗi tổ chiếm trong toàn bộ hiện tượng.

109

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

Câu 1: Trình bày và phân tích khái niệm điều tra chọn mẫu?

Câu 2: Phân biệt cách chọn một lần (không lặp lại) và chọn nhiều lần (chọn lặp lại)?

Câu 3: Trình bày khái niệm tổng thể chung và tổng thể mẫu? Câu 4: Trình bày nội dung sai số trong điều tra chọn mẫu?

Câu 5: Trình bày các biện pháp giảm sai số trong điều tra chọn mẫu? Câu 6: Trình bày nội dung của các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên? Câu 7: Trình bày nội dung của các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên? Câu 8: Trình bày nội dung cơ bản của quy trình thực hiện cuộc điều tra chọn mẫu?

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Thị Kỳ, TS. Nguyễn Văn Phúc (2012). Giáo trình nguyên lý thống kê. Nxb Lao động, Hà Nội.

2. PGS. TS Trần Thị Kim Thu (2015). Lý thuyết thống kê. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thúy (2008). Giáo trình nguyên lý thống kê (lý thuyết thống kê) ứng dụng trong quản lý kinh tế & kinh doanh sản xuất dịch vụ. Nxb Văn hóa Sài Gòn.

Một phần của tài liệu Bài giảng nguyên lý thống kê đh lâm nghiệp (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)