Theo phạm vi tổng thể tiến hành điều tra

Một phần của tài liệu Bài giảng nguyên lý thống kê đh lâm nghiệp (Trang 27 - 29)

2.3.2.1. Điều tra toàn bộ a. Khái niệm

Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên tất cả các đơn vị tổng thể của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2014.

b. Đặc điểm

Tài liệu thu thập trên tất cả các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu nên vừa tính được các chỉ tiêu tổng hợp cho tổng thể, vừa có thể phân tích chi tiết cho từng đơn vị.

c. Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm: Do nguồn thông tin lớn, đầy đủ nên đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu khác nhau.

- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, chi phí lớn. Số người tham gia đông, thời gian dài, không tập trung.

2.3.2.2. Điều tra không toàn bộ: a. Khái niệm

Là tiến hành thu thập, ghi chép thông tin của một số đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị từ tổng thể chung. Ví dụ: điều tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

21

b. Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, thời gian, số đơn vị điều tra ít nên có thể mở rộng nội dung điều tra, đi sâu vào nhiều chi tiết khác nhau của đối tượng nghiên cứu.

- Nhược điểm: Không cung cấp tài liệu chi tiết, đầy đủ về từng đơn vị tổng thể, không biết được quy mô tổng thể.

Điều tra không toàn bộ được áp dụng nhiều trong nghiên cứu thống kê và trong thực tiễn sản xuất kinh doanh vì nó phù hợp với tính đa dạng, phong phú, linh hoạt của cơ chế thị trường. Để đáp ứng yêu cầu thực tế khách quan hiện nay, người ta thường áp dụng 3 loại điều tra không toàn bộ sau:

+ Điều tra chọn mẫu: Là tiến hành thu thập tài liệu trên một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung. Số đơn vị này phải có tính chất đại biểu cho tổng thể chung và phải đủ về số lượng cho định luật số lớn phát huy tác dụng khi suy rộng tài liệu. Kết quả của điều tra chọn mẫu cho ta suy rộng đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung. Tiến hành điều tra chọn mẫu thường nhanh gọn, tiết kiệm, kịp thời và đảm bảo được chất lượng của nội dung điều tra.

Ví dụ: Điều tra giá cả thị trường, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

+ Điều tra trọng điểm: Là tiến hành thu thập tài liệu trên bộ phận chủ yếu nhất của hiện tượng nghiên cứu, thích hợp với những tổng thể có các bộ phận tương đối tập trung, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể. Kết quả điều tra giúp ta nhận thức được tình hình cơ bản của hiện tượng, không dùng để suy rộng thành đặc điểm của tổng thể chung. Điều tra trọng điểm thường áp dụng với những hiện tượng thuộc ngành nông - lâm - thủy sản, vì những ngành này sản xuất tập trung, chuyên môn hóa theo vùng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu.

Ví dụ: Điều tra về tình hình sản xuất chè, cà phê, cây cao su, cây đay, lúa. + Điều tra chuyên đề: Là tiến hành thu thập tài liệu trên một số rất ít, thậm chí một đơn vị tổng thể nhưng đi sâu nghiên cứu vào nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó. Kết quả điều tra chuyên đề giúp ta tìm ra những nhân tố mới, tích cực để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo và quản lý, tài liệu điều tra chuyên đề không dùng suy rộng hoặc đánh giá chung về hiện tượng, mà chỉ giúp ta nghiên cứu sâu hiện tượng, tìm ra những nhân tố tích cực những mặt mạnh, yếu để có giải pháp hữu hiệu.

22

Một phần của tài liệu Bài giảng nguyên lý thống kê đh lâm nghiệp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)