Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động SXKD của DN trong một kỳ kế toán nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí).
Trong DN, các chỉ tiêu liên quan đến xác định kết quả kinh doanh gồm có: - Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là số chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí QLDN.
- Lợi nhuận khác: Là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Là tổng số giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận khác.
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Là phần lợi nhuận sau khi lấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trừ đi chi phí thuế TNDN.
Phân loại kết quả kinh doanh
Theo thông tư 200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, CP sửa chữa nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí QLDN.
Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động tài chính với chi phí tài chính.
Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với chi phí khác.
Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất KD thông thường và các hoạt động tài chính, hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
2.2.3.1 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Mỗi DN khi thực hiện quá trình hoạt động SXKD thì mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận chính là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DN và là chỉ tiêu để phản ánh hiệu quả cuối cùng của các hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định của DN. Vì vậy, việc xác định kết quả kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ một DN nào và nó phải tuân thủ một số quy tắc sau:
- Kết quả kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện của từng bộ phận sản xuất khác nhau.
- Phải đảm bảo mối quan hệ tương xứng giữa doanh thu và chi phí được trừ theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí phát sinh trong kỳ này nhưng có liên quan đến doanh thu ở kỳ sau thì phải chuyển sang chi phí hoạt động ở kỳ sau.
- Không được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản như: Chi phí bất thường, chi phí công tác nước ngoài vượt định mức do nhà nước quy định, các khoản chi do các nguồn khác đài thọ như chi sự nghiệp, chi cho nhà ăn tập thể, chi phí hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể…
Cách xác định kết quả kinh doanh: Hoạt động kinh doanh trong DN bao gồm hoạt động SXKD và hoạt động khác, trong đó hoạt động SXKD bao gồm hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính, tương ứng với hai hoạt động trên là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác.
2.2.3.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Cối kỳ
kế toán kết chuyển các tài khoản doanh thu sang bên có tài khoản 911, kết chuyển các tài khoản chi phí sang bên nợ tài khoản 911. Sau đó, bù trừ nợ - có tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ lãi hay lỗ.
(Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dịch vụ dưới góc độ kế toán tài chính.
Qua việc tổng quan lại những vấn đề lý luận cơ bản của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, luận văn đã làm rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán CP, kế toán DT, kế toán kết quả kinh doanh trong các DN nói chung và doanh nghiệp dịch vụ nói riêng.
Những vấn đề lý luận cơ bản đã trình bày ở chương 2 là nền tảng quan trọng để đối chiếu, đánh giá những quy định pháp lý về công tác kế toán DT, CP, KQKD của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong hệ thống kế toán DN Việt Nam hiện nay. Đồng thời, cũng là cơ sở để nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kế toán DT, CP, KQKD tại Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, qua đó, cung cấp các luận cứ cần thiết đề xuất các nội dung, giải pháp, điều kiện hoàn thiện công tác kế toán DT, CP, KQKD tại Tổng công ty.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM