Nền kinh tế ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc các công ty phải không ngững nỗ lực hoàn thiện và phát triển công ty của mình. Tổng công ty Trực thăng Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng quay cạnh tranh đó.
Kế toán ngày càng được nhận thức sâu sắc với chức năng là công cụ quản lý kinh tế vô cùng đắc lực. Quá trình vận dụng vào thực tiễn đối với Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đang ngày càng phát huy vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế.
Đặc biệt, kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh càng phải được tổ chức tốt, đảm bảo phản ánh ghi chép một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác tình hình thực tế. Các thông tin cũng như sổ sách kế toán phải được trình bày một cách hợp lý, đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho nhà quản trị cũng như là các nhà đầu tư và khách hàng.
Trong thời gian tới, với quy mô kinh doanh càng mở rộng hơn, tôi hi vọng rằng công tác tổ chức kế toán của Tổng công ty sẽ hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Phạm
Đức Cường đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng
xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị phòng Kế toán của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
toán trong doanh nghiệp
2. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 18, 23, 08…
3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, 02, 14, 16, 29 …
4. Đại học Thương Mại (2005), Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại,
dịch vụ Hà Nội
5. Đặng Thị Loan (2006), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
6. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
7. Lưu Thị Bích Ngọc, Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” (năm 2018- Trường đại học kinh tế quốc dân).
8. Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2013), Giáo trình Kế toán tài chính, nhà xuất bản Tài Chính.
9. Nguyễn Ngọc Quang (2010), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
10.Nguyễn Thị Đông (2003), Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
11.Nguyễn Thị Hằng, Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần quốc tế Samnec” (năm 2018- Trường đại học kinh tế quốc dân).
12. Nguyễn Thu Thuỷ, Luận văn thạc sĩ “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Thanh Hoá” (năm 2018 – Trường đại học Kinh tế quốc dân).
14.Website: www.webketoan.vn; www.tapchiketoan.com
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---oOo---
HỢP ĐỒNG SỐ
V/v: Cung cấp dịch vụ bay trực thăng phục vụ hoạt động dầu khí tại Lô 09-1 và các lô khác của Vietsovpetro giai đoạn 2019-2021
Căn cứ vào nhu cầu của Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro (Vietsovpetro) và khả năng cung cấp dịch vụ trực thăng của Công ty Trực thăng Miền Nam (VNHS);
Hôm nay, ngày 06 tháng 04 năm 2019, các bên gồm:
BÊN A: LIÊN DOANH VIỆT - NGA VIETSOVPETRO
Địa chỉ: 105 Lê Lợi, Thành phố Vũng Tàu
Điện thoại: 064-3839 871
Fax: 064-3839 857
Tài khoản tiền đồng Việt Nam số: 008 1000000011 Tài khoản ngoại tệ số : 008 1370000029
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Vũng Tàu
Mã số thuế: 3500102414
Do ông: Từ Thành Nghĩa – Tổng Giám đốc làm đại diện
BÊN B: CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM – CÔNG TY TNHH - CÔNG TY TRỰC THĂNG MIỀN NAM (VNH SOUTH)
Địa chỉ: 36, Đường 30/4, Thành phố Vũng Tàu.
Điện thoại: 064-3838301
Fax: 064-3838466
Mã số thuế: 0100107966-066 Do Ông: Lê Trọng Đông, Giám đốc làm đại diện.
Giấy CNĐKKD do Sở KHĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 08/02/2012. Hai Bên thỏa thuận ký hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau:
Điều 01: Đối tượng hợp đồng
1.1 Bên B cung cấp cho Bên A dịch vụ trực thăng bao gồm: Trực thăng, nhiên
liệu, tổ lái, nhân viên kỹ thuật, các phương tiện cấp cứu, an toàn và các thiết bị cần thiết khác để đảm bảo thực hiện giờ bay cho thời gian từ 16/04/2019
đến hết 31/12/2021 phục vụ công tác xây lắp, khoan, khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng, Cá Ngừ Vàng, Tê Giác Trắng, Hải Sư trắng, Hải Sư Đen, Cá Tầm và Thiên Ưng, Lô 09-1 và các lô khác của
Bên A.
Loại trực thăng được sử dụng là: MI-17-1V & MI-172, Super Puma L2, EC- 155B1, EC-225, AW-189.
Danh sách trực thăng và tổ bay, nhân viên kỹ thuật của VNHS tham gia vào Hợp đồng Vietsovpetro được đính kèm tại Phụ lục 01 và 02 của Hợp đồng, nếu có sự thay đổi danh sách này phải được lãnh đạo Vietsovpetro phê duyệt 1.2 Giờ bay sẽ được tính từ khi nổ máy cho tới khi tắt máy. Giờ bay được tính
theo thời gian bay thực tế và được Bên A xác nhận để Bên B có cơ sở phát
hành hóa đơn. Ngoại trừ hành trình bay ra 1 điểm hạ cánh được quy định trong bảng Hành trình bay tại Phụ lục 03, đối với hành trình bay ra 2 điểm hạ cánh trở lên, hành trình bay ra các giàn khoan di động, các tàu chứa dầu, các giàn khoan mới lắp đặt và các tàu mới; các chuyến bay vì lý do bất khả khả kháng làm tăng giờ bay (chờ khách trên giàn, chờ hàng, thời tiết xấu bay vòng tránh mây, mưa, bay vòng chờ…) sẽ được tính theo giờ bay thực tế. 1.3 Bên B sử dụng trực thăng để chuyên chở người và hàng hóa của Bên A và
Giác Trắng, mỏ Hải Sư Trắng, mỏ Hải Sư Đen, mỏ Thiên Ưng và ngược lại. Những hành trình khác, hai Bên sẽ thỏa thuận sau.
1.4 Các chuyến bay phục vụ cho Bên A tối đa không quá 3 điểm hạ cánh ngoài khơi. Trong trường hợp đặc biệt phải bay đến điểm hạ cất cánh thứ 4 trở lên thì cần phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bên B.
Điều 02: Nghĩa vụ của Bên B
Bên B bằng phương tiện và chi phí của mình có nghĩa vụ:
2.1 Cử nhân viên điều độ bay xác nhận giờ bay tại sân bay.
2.2 Bảo đảm liên tục, thường xuyên, an toàn cho hoạt động của trực thăng trong suốt thời gian thuê, theo lịch bay hàng tháng do Bên A lập. Số lượng trực thăng
cụ thể sẽ do Bên B sắp xếp với sự thỏa thuận của Bên A.
Trọng tải thương mại tối đa cho các loại trực thăng như sau:
- MI-17-1V và MI-172: 22 hành khách và hàng hóa nhưng không quá 1.850 kg tại mỏ Rồng, 1.900 kg tại mỏ Bạch Hổ.
- Super Puma L2: 19 hành khách và hàng hóa nhưng không quá 1.900 Kg.
- EC-155B1:10 hành khách và hàng hóa nhưng không quá 800 kg. - EC-225:19 hành khách và hàng hóa nhưng không quá 2.000 kg - AW-189: 16 hành khách và hàng hóa nhưng không quá 1.360 kg Trường hợp yêu cầu chuyến bay cấp cứu thì thời gian chuẩn bị chuyến bay tối đa không quá 60 phút kể từ khi nhận được thông báo của Bên A.
2.2 Tiến hành mọi thủ tục giấy tờ cần thiết với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để đảm bảo hoạt động bình thường cho các trực thăng cho thuê.
2.3 Bằng chi phí của mình mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho bên thứ 3, trong đó bao gồm hành khách, hành lý, hàng hóa của Bên A với các mức giới hạn trách nhiệm chung thống nhất (tổn thương thân thể, thiệt hại tài sản) như sau:
thăng /sự cố/xâm phạm
- EC-155B1: 100.000.000,00 USD mỗi trực thăng /sự cố/xâm phạm Đồng thời đảm bảo trang thiết bị an toàn, cứu nạn trên biển cho hành khách trong mọi chuyến bay theo qui định hiện hành của Luật Hàng không Việt Nam (Luật HKVN).
2.4 Chịu trách nhiệm làm các thủ tục, kiểm tra an ninh theo luật hàng không và theo các quy định của Bên A, vận chuyển hành khách, bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa sau khi đã làm thủ tục tại nhà ga sân bay Vũng Tàu ra trực thăng và ngược lại.
2.5 Các chuyến bay được thực hiện vào ban ngày (từ khi mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn). Các chuyến bay ban đêm chỉ thực hiện trong các trường hợp cấp cứu, nếu điều kiện thời tiết cho phép và trên giàn khoan có các thiết bị cần thiết đảm bảo cho việc cất, hạ cánh an toàn của trực thăng.
2.6 Bảo đảm việc ăn trưa tại sân bay Vũng Tàu cho hành khách và các nhân viên của Bên A đối với các chuyến bay cất cánh theo kế hoạch đợt 2 từ 09h30 đến 10h00 hoặc cất cánh đợt 3 từ 11h30 đến 12h00 nhưng bị hoãn cất cánh vì lý do kỹ thuật trực thăng.
2.7 Đối với các chuyến bay quay về vì lý do kỹ thuật trực thăng thì Bên B chịu
trách nhiệm về chi phí cho chuyến bay này.
Điều 03: Nghĩa vụ của Bên A
Bằng chi phí của mình Bên A có nghĩa vụ:
3.1 Trên các phương tiện ngoài biển phải có sân đậu trực thăng, các phương tiện thông tin và các thiết bị cần thiết khác để đảm bảo trực thăng cất, hạ cánh an toàn như:
- Sân đậu trực thăng đảm bảo tính pháp lý và các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với từng loại trực thăng thuê về tĩnh không, kích thước, cấu tạo, độ chịu lực đảm bảo cho trực thăng hạ cánh an toàn theo yêu cầu của Cục
viên vận hành.
- Đài vô tuyến HF và VHF và nhân viên vận hành đảm bảo liên lạc với sân bay Vũng Tàu và với tổ máy trong suốt quá trình thực hiện chuyến bay.
- Thiết bị để xác định mây, gió và tầm nhìn và nhân viên vận hành. - Thiết bị đo độ dao động của sân đậu trực thăng trên các tàu chứa dầu,
giàn khoan nửa nổi nửa chìm, tàu cẩu lớn và xàn lan; giàn khoan di động và giàn khoan nửa nổi nửa chìm đang được di chuyển; tàu nhỏ (tàu lặn và tương tự) có sân đậu ở mũi tàu không vào hướng gió hoặc sân đậu cố định ở đuôi có hướng ngược với gió; tàu nhỏ (tàu lặn và tương tự) với sân đậu ở mũi tàu có hướng ngược với hướng gió hoặc sân đậu cố định ở đuôi tàu không thẳng với hướng gió.
- Thiết bị phòng chống cháy và kỹ thuật viên sử dụng.
- Trang bị đủ số lượng chèn bánh trực thăng trên các giàn khoan. - Dây để chằng buộc trực thăng trên các giàn khoan.
- Lưới bảo hiểm (Safety net ) xung quanh các sân đậu. - Lưới trên các sân đậu trực thăng (Landing net).
- Trang bị cân để xác định trọng lượng hành lý và hàng hóa của hành khách trước chuyến bay từ giàn khoan, tàu khoan và các công trình biển về Vũng Tàu.
- Thiết bị chiếu sáng để trực thăng cất hạ cánh ban đêm và khi thời tiết không thuận lợi.
- Thiết bị khởi động trực thăng và nhân viên vận hành.
- Cung cấp nhân viên chỉ huy sân đậu trực thăng (HLO) bảo đảm cho trực thăng cất, hạ cánh, hướng dẫn hành khách lên xuống trực thăng và bốc dỡ hành lý và hàng hóa trên đĩa trực thăng.
- Đảm bảo các nhân viên làm việc trên sân đậu trực thăng được huấn luyện nhắc lại theo định kỳ và được cấp chứng chỉ phù hợp;
- Đảm bảo các thiết bị đo khí tượng gắn trên các sân đậu được kiểm định theo thời gian khuyến nghị của Nhà sản xuất.
3.2. Phải luôn cung cấp đầy đủ các thông tin dưới đây cho sân bay Vũng Tàu và cho tổ bay trong khi điều khiển trực thăng cất, hạ cánh:
- Điều kiện khí tượng tại khu vực trực thăng cất/hạ cánh vào thời điểm trực thăng cất/hạ cánh tại khu vực mỏ.
- Thông báo việc chuẩn bị sân bay đỗ để tiếp nhận trực thăng.
- Nếu có thay đổi so với kế hoạch, phải thông báo cụ thể số lượng hành khách bay về, hàng hóa và thời gian trực thăng cất cánh khỏi sân đỗ. - Khi lắp đặt mới hoặc có sự thay đổi vị trí các công trình nổi ngoài
khơi phải thông báo vị trí tọa độ cho Bên B biết trước khi trực thăng cất cánh từ sân bay Vũng Tàu hoặc từ căn cứ của Bên B.
3.3. Thông báo cho Bên B sơ bộ kế hoạch bay trước 15h00 ngày hôm trước và sau đó gửi bằng fax hoặc email kế hoạch bay chính thức trước 16h30 cùng ngày. Bản kế hoạch bay hàng ngày phải làm theo đúng mẫu nêu ở Phụ lục số 04 của Hợp đồng này, có ghi rõ số lượng chuyến bay, hành trình bay, thời gian cất hạ cánh, số lượng hành khách, hàng hóa. Danh mục hàng hóa và hành khách đặc biệt được nêu chi tiết ở Phụ lục số 06 của Hợp đồng này. 3.4. Đảm bảo việc bốc dỡ hàng hóa tại các sân đỗ trực thăng của Bên A theo chỉ
dẫn của tổ bay. Việc bốc dỡ chuyên chở hàng hóa phải tuân thủ theo đúng các qui định Hàng không hiện hành và phù hợp với tính năng của từng loại trực thăng thuê.
bay (02 người) trên giàn Công nghệ Trung tâm số 3.
3.7. Đảm bảo ăn nghỉ, chăm sóc y tế cho tổ bay trong trường hợp phải chờ tại giàn khoan do các nguyên nhân khách quan hay theo các yêu cầu của Bên A. 3.8. Thời gian tắt máy dừng ở giàn khoan theo yêu cầu của Bên A được nêu trong
kế hoạch bay. Trong trường hợp trực thăng phải dừng ở giàn khoan thì Bên A
có trách nhiệm cùng tổ bay bảo vệ trực thăng tại nơi trực thăng dừng. Trường hợp thời tiết không thuận lợi hoặc vì các lý do an toàn khác thì lái chính trực thăng là người quyết định thời gian cất cánh.
3.9. Đối với các chuyến bay đã cất cánh nhưng vì lý do điều kiện thời tiết mà không thể hạ cánh và phải bay quay về, Bên A chịu trách nhiệm chi trả 50% chi phí cho chuyến bay này.
Điều 04: Thủ tục thông báo
Mọi thông báo, kế hoạch bay hoặc đề nghị của Bên này đối với Bên kia phải làm bằng văn bản do đại diện được chỉ định của Bên mình ký. Danh sách đại diện của các Bên được nêu chi tiết trong Phụ lục 05 của Hợp đồng này. Mọi văn bản của một Bên gửi Bên kia được Bên kia coi như đã nhận khi văn bản này đã được trao cho nhân viên văn thư hoặc người đại diện của Bên nhận.
Điều 05: Vận chuyển hàng hóa đặc biệt
5.1. Danh sách hàng hóa đặc biệt được nêu cụ thể trong Phụ lục số 06 của Hợp đồng này.
5.2. Hàng hóa đặc biệt phải được giám định, đóng bao bì, ghi mác đúng qui định của ngành Hàng không Việt Nam. Chi phí cho công tác này do Bên A chịu.
5.3. Bên B nhận vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt theo đúng qui định của ngành Hàng không Việt Nam và có quyền từ chối vận chuyển nếu thấy những hàng hóa này không đảm bảo an toàn bay. Bên A có quyền cử không quá 02 người áp tải