Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với học sinh sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 39)

Khi đo lường hiệu quả hoạt động cho vay của một tổ chức tín dụng nói chung, người ta thường xem xét và so sánh các kết quả đầu ra và chi phí đầu vào tương ứng nhằm đạt được kết quả đó. Thông thường các nhà nghiên cứu sử dụng

các chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận để đo lường hiệu quả kinh tế của hoạt động cho vay trên qua điểm của ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay đối với HSSV không vì mục tiêu lợi nhuận, do vậy chỉ tiêu về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là không thích hợp để đo lường hiệu quả hoạt động cho vay đối với HSSV. Để đánh giá hiệu quả cho vay đối với HSSV, theo quan điểm của tác giả, các chỉ tiêu định lượng sau là phù hợp:

- Dư nợ cho vay: là tổng số tiền mà các hộ vay vẫn còn nợ ngân hàng đến thời điểm báo cáo.

- Doanh số cho vay:là tổng số tiền ngân hàng cho các hộ vay trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm tài chính.

- Doanh số thu nợ:là tổng số tiền mà ngân hàngthu hồi nợ gốc từ các hộ vay trong một thời gian nhất định, thường là một năm tài chính.

- Doanh số thu lãi : là tổng số tiền lãi mà ngân hàng thu được từ các hộ vay trong một thời gian nhất định, thường là một năm tài chính.

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn là số tiền các hộ vay chưa trả

ngân hàng khi các khoản vay đến hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm của nợ quá hạn so với tổng dư nợ.

- Số học sinh sinh viên được vay vốn: là số HSSV nhờ vay vốn mà trang trải một phần chi phí học tập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)