Hiệu quả hoạt động cho vay học sinh sinh viên qua chỉ tiêu về doanh số cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 69)

cho vay

Bảng 2.8. Doanh số cho vay HSSV qua các năm 2014 - 2016

Đơn vị: triệu đồng.

TT Năm Doanh số cho vay

Trong năm Lũy kế từ khi triển khai

1 Năm 2014 2.835 127.065

2 Năm 2015 1.205 128.270

3 Năm 2016 704 128.974

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hộithị xã Ba Đồntỉnh Quảng Bình)

Tại NHCSXH thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, sau 11 năm triển khai thực hiện (2007- 2017):doanh số cho vay là 128.974 triệu đồng, trung bình mỗi năm tăng gần 11.725 triệu đồng, xét 03 năm liên tiếp gần nhất (2014 - 2016) thì tổng doanh số cho vay là 4.742 triệu đồng, chỉ chiếm 3,68% doanh số cho vay trong 11 năm. Điều này cho thấy, doanh số chương trình cho vay HSSV đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do:

- Thứ nhất, mức vay giai đoạn nàycòn thấp so với chi phí học tập của HSSV, mặt bằng lãi suất cho vay của chương trình HSSV tiệm cận với lãi suất của các Ngân hàng thương mại, do đó nhiềuhộ vay không mặn mà khi làm thủ tục vay vốn.

- Thứ hai, từ khi thực hiện Thông tư số 34/2011/TT-BLĐTB&XH ngày 24/11/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng HSSV khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-

TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, chính quyền cấp xã đã xác nhận chặt chẽ hơn về đối tượng được vay vốn (phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là đối tượng được trợ cấp đột xuất hoặc được hỗ trợ lương thực cứu đói trong thời gian theo học).Vì vậy đối tượng xét duyệt để vay vốn cũng đã được xiết chặt lại hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)