Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 105 - 107)

Tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao các Bộ ngành, NHCSXH để chương trình

cho vay đối với HSSV ngày càng bền vững và là đôi cánh cho tất cả các HSSV được thực hiện ước mơ học hành.

Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ đào tạo gắn với việc làm, hỗ trợ những sinh viên đã vay vốn NHCSXH tốt nghiệp ra trường có cơ hội tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm để có thu nhập trả nợ cho NHCSXH.

Để tạo lập nguồn vốn cho vay Chương trình ổn định trước mắt, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc

xây dựng cơ chế tạo lập nguồn vốn của NHCSXH theo hướng ổn định và bền vững, bố trí đủ nguồn vốn, ổn định kịp thời, bố trí đủ nguồn vay cho NHCSXH. Tạo điều kiện cho NHCSXH được tiếp cận với các nguồn vốn ODA, vốn vay dài hạn, lãi suất thấp để tạo nguồn vốn ổn định thực hiện các chương trình cho vay chính sách và trong việc vận động các tổ chức tài chính, tín dụng mua trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh, một kênh huy động vốn quan trọng hiện nay của NHCSXH.

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung đối tượng cho vay đối với gia đình có từ 02 HSSV trở lên đang theo học tại các trường, cơ sở đào tạo; bổ sung đối tượng cho vay đối với hộ gia đình vừa thoát nghèo vay vốn liên tiếp trong 3 năm nhằm giúp họ thoát nghèo bền vững, cũng như có điều kiện đầu tư cho con ăn học. Đây là những trường hợp chưa thuộc đối tượng vay vốn theo qui định hiện nay, có thể xem xét quy định cho vay với mức vay bằng mức cho vay theo qui định chung đối với

cho vay HSSV. Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất mà các đối tượng hiện đang thụ hưởng nhằm giảm thiểu cấp bù lãi suất từ Ngân sách Nhà nước, áp dụng mức lãi suất cho vay, tiệm cận với lãi suất thị trường.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh tăng mức cho vay phù hợp với mức tăng của giá cả thị trường trong tường thời kỳ.Thực tế, để có nguồn tài chính cho con em họ đi học, đặc biệt tại các thành phố lớn, ngoài vốn vay thì họ vẫn phải vay mượn, huy động thêm mới đảm bảo cho con em họ yên tâm học tập. Nếu không có được từ các nguồn hỗ trợ khác thì mặc dù có đủ năng lực nhưng HSSV vẫn có thể phải từ bỏ nguyện vọng của mình để theo học tại các Trường hoặc cơ sở đào tạokhác ít tốn kém hơn.

Hiện nay quy định về xử lý rủi ro khoanh nợ, gia hạn nợ theo Quyết định 50/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ áp dụng đối với chương trình cho vay HSSV

gặp khó khăn khi phải xác định rõ về mức độ thiệt hại. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể, phù hợp với đặc thù của chương trình khi HSSV vay vốn gặp

khó khăn phải gia hạn nợ hoặc lập hồ sơ khoanh nợ. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh quy định về gia hạn nợ của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg là thời gian gia hạn nợ tối đa bằng ½ thời hạn cho vay nhằm kéo dài thời gian trả nợ đối

với những HSSV ra trường nhưng chưa có việc làm, hoặc có việc làm nhưng mức thu nhập chưa đảm bảo cuộc sống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 105 - 107)