Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 98 - 100)

Đây là giải pháp quan trọng để cải thiện hiệu quả và tính bền vững của Chương trình cho vay chính sách nói chung và chương trình cho vay đối với HSSV nói riêng. NHCSXH thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình được thành lập và đi vào hoạt động đã hơn 14 năm, từ một bộ phận nhỏ của Ngân hàng Phục vụ người nghèo huyện Quảng Trạch đến thời điểm cuối năm 2016 đã có 14 cán bộ trong đó đa phần là những sinh viên vừa mới ra trường, có tuổi nghề, tuổi đời còn nhỏ, còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động cho vay chính sách.

Thực tiễn cho thấy, mặc dù các cán bộ NHCSXH khi được tuyển dụng đã có nền tảng kiến thức chuyên môn, nhưng cho vay chính sách có tính đặc thù riêng và thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của hoàn cảnh kinh tế

- xã hội (mức vay, lãi suất, đối tượng thụ hưởng...). Vì vậy, đòi hỏi cán bộ NHCSXH phải thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Điều này là trách nhiệm của chính bản thân mỗi cán bộ NHCSXH để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến lược phát triển của toàn hệ thống.

Đối với cán bộ NHCSXH, ngoài kiến thức chuyên môn, cần đào tạo cả về một số kỹ năng cần thiết: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc, kỹ năng thuyết trình..., do đặc thù của NHCSXH, đối tượng khách hàng là những đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương (người nghèo và các đối tượng chính sách). Hơn nữa, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, còn phải giao tiếp với các đơn vị phối hợp thực hiện: Chính quyền địa phương, Hội đoàn thể... Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ, cán bộ NHCSXH phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và quan hệ giao tiếp với cộng đồng, nhất là đối với người vay là những đối tượng dễ tổn thương trong xã hội.

Vì vậy, trong những năm vừa qua, đào tạo và đào tạo lại cán bộ là một trong những ưu tiên hàng đầu của NHCSXH nói chung và của NHCXH thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình nói riêng. Bên cạnh việc mở các lớp đào tạo và tập huấn dài ngày, ngắn ngày, lãnh đạo ngân hàng còn yêu cầu bản thân mỗi cán bộ ngân hàng phải tự trau dồi kiến thức, cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nắm chắc kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng chương trình công tác cụ thể theo từng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Có thể nói, đào tạo được một cán bộ ngân hàng giỏi đồng nghĩa với việc xây dựng được một giáo viên kiêm nhiệm giỏi, đó là nhân tố để đem lại thông tin và truyền đạt kiến thức về cho vay chính sách của Đảng và Nhà nước cho người nghèo và đối tượng chính sách hiệu quả nhất.

Cán bộ lãnh đạo xã, đặc biệt là cán bộ Ban giảm nghèo và cán bộ Hội, Ban quản lý Tổ TK&VV có vai trò quan trọng trong các hoạt động của NHCSXH tại địa

phương. Vì vậy, năng lực của cán bộ xã, cán bộ Hội, Ban quản lý Tổ TK&VV là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của Chương trình.

Thực tế, NHCSXH thường xuyên tổ chức tập huấn cho các cán bộ HộiĐoàn thể và cán bộ xã về những nghiệp vụ liên quan đến các công việc ủy thác cho vay. Tuy nhiên, do cán bộ Hội Đoàn thể tại địa bàn làm việc theo nhiệm kỳ, thực tế luôn có sự thay đổi về nhân sự. Mặt khác, năng lực của các cán bộ Hội và Tổ còn hạn chế trong khi Chương trình cho vay kéo dài, quy định chính sách lại thay đổi theo thời gian. Vì vậy, hoạt động tập huấn cần phải được tổ chức kịp thời và thường xuyên hơn để không ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động ủy thác đã ký với NHCSXH.

Hàng năm, trên tinh thần chỉ đạo của cấp trên, NHCSXHthị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình đều tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo lại cho cán bộ XĐGN của xã, phường, thị trấn, của các tổ chức chính trị xã hội làm ủy thác và Tổ TK & VV. Nội dung tập huấn cho từng đối tượng đều được phân ra từng cấp độ khác nhau, lựa chọn những phương tiện tiếp cận, giảng dạy phù hợp để truyền tải kiếnthức đến học viên một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 98 - 100)