Nhìn chung, số đông các quốc gia trên thế giới có các chương trình khác nhau trợ giúp tài chính cho sinh viên học đại học và sau đại học. Mục tiêu của việc thực hiện các chương trình cho vay vốn học tập có thể phân thành 5 nhóm:
Thứ nhất, tạo nguồn thu nhập cho các trường đại học do có thể tăng cao hơn học phí; Thứ hai, tạo điều kiện mở rộng, phát triển hệ thống giáo dục đại học; Thứ ba, tăng cơ hội cho người nghèo tiếp cận giáo dục đại học, góp phần giải quyết công bằng xã hội; Thứ tư,đáp ứng được nguồn nhân lực trình độ đại học cho phát triển
kinh - xã hội của quốc gia; Thứ năm, góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho
sinh viên.
Từ những thực tế của công tác cho vay HSSV ở các nước, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
- Thứ nhất, sự cần thiết của chương trình cho vay HSSV: nhìn chung các chương trình cho vay đối với học sinh nghèo, các HSSV có hoàn cảnh khó khăn là chương trình cần thiết, phổ biến đối với các nước. Vì vậy, việc duy trì và phát triển của Quỹ tín dụng đào tạo là cần thiết, khách quan, phù hợp xu thế thời đại. Cho vay
đối vớiHSSV có hoàn cảnh khó khăn cần được trợ giúp từ phía nhà nước.
- Thứ hai, về tổ chức bộ máy và chức năng hoạt động của chương trình cho vay HSSV: việc Chính phủ chỉ đạo bàn giao Chương trình cho vay HSSV từ Ngân hàng thương mại cồ phần Công thương Việt Nam sang NHCSXH là hợp lý, nhằm tách bạch tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, thuận tiện cho việc cấp nguồn vồn và cấp bù lãi suất cho vay.
- Thứ ba, qua thực tiễn cho vay HSSV ở nước ta cần nghiên cứu cải tiến về phương thức giải ngân vốn cho vay HSSV. Chúng ta có thể áp dụng cách giải ngân vốn cho vay thông qua hộ gia đình, từ đó gắn trách nhiệm trả nợ, chịu trách nhiệm về khoản vay đối với hộ gia đình. Thực hiện cách giải ngân này sẽ thuận lợi trong công tác kiểm tra hộ vay, đôn đốc hộ vay trả nơ, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
- Thứ tư, rút ra kinh nghiệm thoả thuận phân kỳ trả nợ HSSV cho phù hợp với thu nhập của gia đình HSSV và thu nhập của chính HSSV ấy.
- Thứ năm, cần hoàn thiện hơn về chế tài và biện pháp xử lý nợ đối với các khoản vay chây ỳ, cố tình không trả nợ, trên cơ sở có sự phối hợp giữa nhà trường và Ngân hàngđể thông báo cho cơ quan tuyển dụng HSSV khi ra trường, coi đây là chuẩn đạo đức cần thiết cho HSSV khi nhận công tác.
- Thứ sáu, vấn đề phối hợp giữa các ngành các cấp trong xây dựng chính sách cho vay sinh viên trong công tác cho vay, cũng như triển khai thực hiện cho vay, thu nợ và trong việc giải quyết việc làm cho HSSV là hết sức cần thiết.
Từ những bài học kinh nghiệm trên, nó không chỉ có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo trên cơ sở vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam mà nó còn giúp cho có hướng đi và giải pháp thích hợp.
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 đã hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cho vay đối với HSSV của Ngân hàng, cụ thể:
- Lý luận về cho vay đối với HSSV, trong đó nêu bật một số khái niệm, đặc
điểm và vai trò về: cho vay Ngân hàng; khách hàng là HSSV trong hoạt động cho vay ngân hàng, khái niệm HSSV; sự cần thiết của cho vay đối với HSSV.
- Khái niệm, đặc trưng cơ bản cho vay đối với HSSV; quy trình cho vay đối với HSSV; các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay đối với HSSV; chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả cho vay đối với HSSV.
- Kinh nghiệm về cho vay đối với HSSV trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊXÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Giới thiệu chung về tình hình cơ bản của thị xã Ba Đồn và Ngân hàng Chính sách xã hội Thịxã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình