Hiệu quả hoạt động cho vay học sinh sinh viên qua chỉ tiêu doanh số thu lãi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 76)

Hầu hết các khách hàng khi tiến hành hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đều hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận và các ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Hiệu quả cho vay của ngân hàng không thể nói là tốt nếu lợi nhuận do hoạt động này mang lại thấp. Cụ thể, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay dự án xét về mặt lợi nhuận:

Chỉ tiêu 1: Doanh số thu lãi từ chương trình cho vay HSSV

Chỉ tiêu 2: Doanh số thu lãi từ chương trình cho vay HSSV Tổng doanh số thu lãi các chương trình cho vay

Chỉ tiêu thứ nhất phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay chương trình HSSV. Nó cho biết một hợp đồng dư nợ cho vay mang lại bao nhiêu đồng thu

nhập. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ thu nhập do hoạt động cho vay chương trình cho vay này mang lại càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nên chất lượng, hiệu quả hoạt động cho vaycủa ngân hàng.

Chỉ tiêu thứ hai cho phép đánh giá tầm quan trọng của hoạt động cho vay

HSSV trong mối quan hệ với toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ hầu hết thu nhậpcủa ngân hàng đạt được từ hoạt động cho vay chương trình cho vay HSSV của ngân hàng. Điều đó chỉ có thể có được khi quy mô cho vay

chương trình này của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng đồng thời hiệu quả mang lại từ hoạt động này ngày càng cao. Nói cách khác, chất lượng cho vay của ngân hàng có thể được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang phải chấp nhận đối mặt với những nguy cơrủi ro tiềm tàng. Do đó đòi hỏi hoạt động cho vay phải được quản lý một cách khoa học và chặt chẽ.

Như đã trình bày, hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Hàng năm NHCSXH được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý. Mức cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần chi phí quản lý được hưởng. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách cho vay ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên, doanh số thu lãi vẫn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của một chương trình vay vốn.

Bảng 2.12. Doanh số thu lãi HSSV qua 3năm 2014-2016

Đơn vị: triệu đồng.

TT Năm Doanh số thu lãi

Trong năm Lũy kế từ khi triển khai

1 Năm 2014 12.812 42.157

2 Năm 2015 15.336 54.969

3 Năm 2016 3.075 58.044

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình)

Từ bảng 2.14 cho thấy, doanh số thu lãi từ chương trình HSSV qua 11 năm

(2007-2016) là 58.044 triệu đồng, trung bình mỗi năm thu lãi khoảng 5.277 triệu đồng, trong 03 năm liên tiếp (2014 - 2016) thì tổng doanh số thu lãi là 31.223 triệu đồng, chiếm 53,79% doanh số thulãi của 11 năm. Thời gian đầu, do tuân thủ chính sách chưa thu lãi trong thời gian HSSV đang đi học. Sau đó, năm 2010 Chính phủ cho phép thu lãi khi gia đình có nhu cầu và tự nguyện trả lãi trong thời gian HSSV đang theo học để giảm bớt gánh nặng phải trả gốc và lãi khi đến hạn. Mặt khác giai đoạn 2014-2016 là thời điểm cuối của 1 chu kỳ giải ngân kể từ khi thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lúc này HSSV đã ra trường, những hộ vay vốn có điều kiện bắt đầu trả nợ vốn vay và bắt buộc phải trả lãi. Vì vậy mà doanh số thu lãi trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 2.13. So sánh chỉ tiêu thu lãi của chương trình cho vay HSSV

Đơn vị tính: triệu đồng STT Năm Doanh số thu lãi chƣơng trình cho vay HSSV Dƣnợ chƣơng trình cho vay HSSV Tổng doanh số thu lãi các chƣơng trình cho vay Chỉ tiêu 1 (%) Chỉ tiêu 2 (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(3)/(4) (7)=(3)/(5) 1 2014 12.812 56.154 39.866 0.23 0.32 2 2015 15.336 38.568 50.829 0.40 0.30 3 2016 3.075 23.281 22.184 0.13 0.14

Bảng 2.13 cho thấy, tỷ trọng giữa doanh số thu lãi và dư nợ của dự án (chỉ tiêu 1) tăng mạnh từ năm 2014 là 23% lên 40% năm 2015, thể hiện chất lượng, hiệu quả của chương trình này trong 2 năm 2014 và 2015, tuy nhiên đến năm 2016 chỉ tiêu này giảm mạnh còn 13%. Đối với chỉ tiêu 2, tỷ trọng giữa doanh số thu lãi của chương trình cho vay HSSV và doanh số thu lãi của toàn bộ các chương trình vay vốn trong năm 2014 và 2015 tương tương đối cao lần lượt là 32% và 30% so với tổng doanh số thu lãi các chương trình, riêng năm

2016 tiêu chí 2 giảm mạnh còn 14%, điều này chứng tỏ số lãi tồn đọng chưa thu giảm mạnh.

Mặc dù, không đặt nặng vấn đề lợi nhuận nhưng NHCSXH vẫn sử dụng cơ chế khoán tài chính để giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ và thu lãi trong năm, trong đó chỉ tiêu thu lãi được các đơn vị rất quan tâm. Từ đầu năm, trên cơ sở dư nợ đến cuối năm trước và kế hoạch tăng trưởng trong năm, NHCSXH thị xã Ba Đồn triển khai giao khoán cho từng cán bộ tín dụng để thực hiện. Lãi đã thu trong 03 năm

(2014 - 2016) đều đạt và vượt kế hoạch được giao góp phần vào thành công chung của đơn vịtrong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)