Định hướng, mục tiêu hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 89 - 91)

hi thxã Ba Đồn, tnh Quảng Bình đến năm 2020

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXHthị xã Ba Đồn,tỉnh Quảng Bình để thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả cho vay chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội

2011-2020, Chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trên địa bànthị xã Ba Đồn.

Định hướng, mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động chi nhánh NHCSXH thị xã Ba Đồnđến năm 2020 là thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng,

Chính quyền địa phương và sự phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể xã hội các cấp, đưa hoạt động cho vay ưu đãi bám sát và gắn kết có hiệu quả vào thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các mục tiêu chương trình phát triển kinh tế, an ninh xã hội của địa phương. Phát triển NHCSXH thị xã Ba Đồntheo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt cho vay chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vốn đầu tư phải đến đúng đối tượng theo quy định; bằng nhiều biện pháp tác động giúp hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả.[9]

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy

định của Chính phủ trên địa bànthị xã Ba Đồncó nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

- Thực hiện tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ theo chỉ tiêu Tổng giám đốc

NHCSXH giao, phấn đấu tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%, riêng nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương bình quân hàng năm tăng 500 triệu đồng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1,0%, tất cả các khoản nợ đến hạn, quá hạn, nợ rủi ro bất khả kháng được xử lý kịp thời theo quy định.

- Phấn đấu tỷ lệ thu lãi bình quân các chương trình đều đạt trên 95% lãi phải

thu, đạt kế hoạch khoán tài chính Tổng giám đốc NHCSXH giao.

-Trên 90% Tổ TK&VV hoạt động được xếp loại tốt, khá; trên 90% tổ được ủy nhiệm thu tiền gửi tổ viên thông qua Tổ TK&VV. Các chỉ tiêu về doanh số giải ngân, thu nợ, thu lãi tại Điểm giao dịch xã đạt trên 90%.

- Thực hiện tốt công tác phối hợp, lồng ghép với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ..., nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.[9]

3.1.3. Định hướng cho vay đối vi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội th xã Ba Đồn, tnh Quảng Bình đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 89 - 91)