Quá trình triển khai thực hiện cho vay đối với học sinh sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 58 - 60)

Cho vay đối với HSSV đã được triển khai thực hiện theo ba giai đoạn:

a. Giai đoạn 1:

Ngày 02 tháng 3 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹtín dụng đào tạo với mục đích cho vay với

lãi suất ưu đãi đối với HSSV đang học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp và dạy nghề. Giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện. Quỹtín dụng đào tạo lúc đó được thiết lập là 160 tỷđồng.

Đối tượng thụhưởng lúc đó là HSSV đang theo học tại các trường. Điều kiện vay vốn là phải có học lực khá trởlên, như vậy phải qua kết quả của một kỳ học, có xác nhận của nhà trường mới được vay, cho vay trực tiếp đối với HSSV tại trụ sở Ngân hàng Công Thương nơi gần các trường đóng trụ sở.

b. Giai đoạn 2:

Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, bao gồm cả đối tượng là HSSV đang học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và học nghề và Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập

NHCSXH. Đến cuối năm 2002, Quỹ tín dụng đào tạo được chuyển từ Ngân hàng Công thương về NHCSXH.

NHCSXH sau khi nhận bàn giao tiếp tục triển khai chương trình theo nội dung Quyết định số51/1998/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ. Qua quá trình triển

khai chương trình cho thấy cơ chế cho vay trực tiếp đối với HSSV tại trường có

nhiều bất cập trong việc sử dụng vốn vay và thu hồi nợ của HSSV. Nhiều HSSV khi

ra trường không có mối liên hệgì với Ngân hàng, Nhà trường trong việc theo dõi và

thu hồi nợ, nhiều học sinh ra trường đã có việc làm không tự giác trả nợ. Gia đình có con vay vốn không muốn khai báo HSSV đang công tác ởđâu. Ngân hàng không

thu hồi được vốn để quay vòng cho HSSV các khóa sau vay vốn. Học tập kinh nghiệm từ một số nước, NHCSXH đề xuất phương án cho vay thông qua hộ gia

đình, gia đình trực tiếp nhận nợvà chịu trách nhiệm trả nợ.

c. Giai đoạn 3:

Ngày 18/05/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg về cho vay đối với HSSV thay thế Quyết định số 51/1998/QĐ-

TTg. Có những thay đổi vềchính sách, vềđiều kiện vay vốn như sau:

- Đối tượng vay vốn: Là HSSV có hoàn cảnh khó khăn (gồm HSSV là con

em hộ nghèo) đang học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghềcó thời gian đào tạo từ1 năm trởlên.

- Thay đổi phương thức cho vay, chuyển cho vay trực tiếp với HSSV sang cho vay hộ gia đình, hộ gia đình là người đại diện cho HSSV trực tiếp vay vốn và

trả nợNgân hàng.

Ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về cho vay đối với HSSV thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-

TTg theo hướng tạo điều kiện nhiều hơn cho các đối tượng là HSSV có hoàn cảnh

khó khăn là hộnghèo, hộgia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh

khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai hỏa hoạn, dịch bệnh được vay vốn để theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các

cơ sở đào tạo nghề, không phân biệt loại hình đào tạo (công lập hay dân lập, chính

qui hay tại chức) và thời gian đào tạo trên một năm hay dưới một năm. Với Quyết

định này đối tượng đã được mở rộng hơn so với Quyết định số107/2006/QĐ -TTg,

hơn nữa, mức cho vay của Chương trình được điều chỉnh theo hướng linh hoạt, phù

hợp hơn với thực tế trong từng thời kỳ.

2.2.2. Thc trng cho vay đối vi học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội th xã Ba Đồn, tnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)