7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Một là,công tác chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức
Ở một số nơi, cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức.
Việc chỉ đạo công tác này chưa thực sự sát sao, thậm chí có thời gian còn buông lỏng nên chưa phát huy được tính chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện.
Hai là, nhận thức về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về công chức.Tư duy về vấn đề này của nhiều cơ quan, tổ chức và thậm chí quan chức có trách nhiệm vẫn chỉ dừng ở phạm vi rất hẹp, đôi khi bị đánh đồng với một khâu của công tác này là việc phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành và giáo dục pháp luật (thậm chí vẫn dùng từ “tuyên truyền” do chưa hiểu chính xác khái niệm này).Mỗi văn bản pháp luật mới ban hành được tổ chức để phổ biến cho cán bộ, công chức trong thời gian ½ đến một ngày và chỉ mang tính chất truyền đạt quan điểm, cơ cấu, các vấn đề lớn... mà không phải là học tập từng quy định cụ thể để vận dụng đúng trong các hành vi công vụ. Vì vậy, chỉ khi bị vướng mắc hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích mới tìm hiểu, còn trong hoạt động công vụ vẫn theo thói quen và kinh nghiệm nên vận dụng pháp luật chưa nghiêm mà lý do chính là không nắm chính xác các quy định cụ thể của pháp luật về công chức.
Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức Hiện nay, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật trong toàn huyện cơ bản còn thiếu, chưa đồng đều về năng lực, trình độ, một số chưa phát huy được khả năng sáng tạo, chưa .thực sự đầu tư thời gian nghiên cứu nâng cao trình độ năng lực của bản thân.Nhất là ở cơ sở, số đông tuyên truyền viên pháp luật hầu hết chưa qua đào tạo chuyên môn pháp luật, chưa được tập huấn thường xuyên để nâng cao trình độ, năng lực sư phạm và khả năng nắm bắt kịp thời các văn bản pháp luật mới nên khi tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn; kỹ năng truyền đạt còn hạn chế, không thu hút được người nghe hoặc người nghe khó tiếp thu.
Một số hình thức và phương pháp phổ biến pháp luật hiện nay có tính thuyết phục và hiệu quả thực tiễn chưa cao, nhiều hoạt động còn
mang tính hình thức, đối phó như: Trong cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật có tình trạng cho sẵn đáp án để người dự thi chép hoặc nội dung bài dự thi còn sơ sài...
Hiện nay, hình thức hay được sử dụng nhất vẫn là tuyên truyền miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ gấp, tờ rơi, qua tủ sách pháp luật.Tuy nhiên, những hình thức này vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn và chưa tạo được sức hút đối với công chức.
Ba là,tổ thực hiện pháp luật về công chức
Biên chế đã được quy định cụ thể nên hạn chế tính chủ động của cấp xã trong bố trí, điều chỉnh biên chế đáp ứng yêu cầu mới phát sinh.Chưa có quy định của Nhà nước về định mức biên chế cũng như chưa có cơ sở pháp lý quy định về việc xác định vị trí việc làm của từng ngành, lĩnh vực nên rất khó khăn trong việc xác định biên chế theo vị trí việc làm, bố trí đúng và đủ số biên chế cho các đơn vị;
Về chế độ chính sách đối với công chức trong những năm qua tuy đã được Nhà nước quan tâm điều chỉnh nhưng còn thấp so với tốc độ trượt giá và mức tiêu dùng chung của xã hội; đời sống của công chức nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Quy định về công tác phí, phụ cấp còn bất hợp lý. Có thể nói chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ công chức còn thấp, chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực
Mức phụ cấp lãnh đạo của cán bộ quy định còn quá thấp, đặc biệt là mức phụ cấp đối với trưởng các đoàn thể; Quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức cấp xã đủ điều kiện để nghỉ hưu, là chưa thật phù hợp với cán bộ, công chức, nhất là đối với những vùng khó khăn; Việc quy định một số chức danh có tuổi tham gia lần đầu quá cao (55 - 65 tuổi) không phù hợp với Bộ luật Lao động. Quy định độ tuổi khi tuyển dụng lần đầu đối với công chức không quá 35 tuổi là quá cao và không phù hợp với Luật
Cán bộ, công chức…
Về chất lượng công chức cấp huyện, xã, một số công chức có bằng cấp đạt chuẩn nhưng năng lực còn hạn chế, đạo đức công vụ và kỹ năng hành chính chưa cao. Một số công chức cấp xã chưa đạt chuẩn nhưng không đủ điều kiện để tiếp tục đào tạo do quá tuổi quy định. Một số lãnh đạo của chính quyền cấp xã, thị trấn còn hạn chế về năng lực quản lý hành chính, triển khai nhiệm vụ và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.Một số công chức cấp xã chưa tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, ngoại ngữ. Công tác lãnh đạo, quản lý và xử lý tình huống trong quản lý nhà nước của một số xã , thị trấn còn hạn chế, có nơi không phát hiện, giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh ở cơ sở, gây bức xúc làm giảm lòng tin của nhân dân. Việc quản lý, sử dụng biên chế công chức cấp xã ở các xã, thị trấn chưa hợp lý.
Về tuyển dụng công chức qui định về các môn thi chưa phù hợp để có thể tuyển chọn được người đáp ứng yêu cầu của chức danh công chức.Qui định thi 02 bài thi chuyên ngành là thừa không cần thiết và đối với thi tuyển công chức cấp xã.Đối với công chức phường không có môn thi ngoại ngữ sẽ không đáp ứng được yêu cầu thực thi công vụ nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Những tiêu chí và phương pháp đánh giá, phân loại công chức còn thiếu đồng bộ, chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức nên việc xem xét, đánh giá để bố trí, sử dụng và đãi ngộ còn nhiều bất hợp lý. Cụ thể trình tự, thủ tục đánh giá công chức chủ yếu dựa vào ý kiến tập thể dễ dẫn đến dĩ hòa vi quí trong đánh giá. Vì vậy, tỷ lệ công chức bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ chưa phản ánh đúng thực tế.
Qui định về đào tạo, bồi dưỡng công chức mới dừng ở các chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nội dung, hình thức đào tạo bồi dưỡng mà chưa gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng công chức. Chưa qui định việc đánh giá chất lượng
đội ngũ công chức sau đào tạo, bồi dưỡng.
Pháp luật về công chức chưa qui định việc công chức xã kiêm nhiệm các chức danh hoạt động không chuyên trách để giảm dần số lượng người hoạt động không chuyên trách cho phù hợp với thực tiễn của từng địa phương nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
* Nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai, Hà Nội
Trong xây dựng pháp luật về công chức: Hệ thống pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện, với nhiều tầng nấc, có hiệu lực pháp lý khác nhau, hình thức rất đa dạng, do nhiều cơ quan nhà nước ban hành về một vấn đề, lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung thay thế, chưa đồng bộ, vẫn còn có những mâu thuẫn, chồng chéo. Điều đặc biệt là khi luật công chức đã được ban hành nhưng các địa phương vẫn chờ văn bản hướng dẫn thi hành, từ đó làm cho luật kém hiệu lực, hệ thống pháp luật rườm rà, số lượng quá lớn, khó tiếp cận, khó vận dụng và kiểm soát. Nhiều văn bản luật vẫn còn mang tính định khung, khái quát nên khi có hiệu lực nhưng vẫn chưa thể thi hành được ngay mà phải chờ văn bản hướng dẫn chi tiết 3. Một số văn bản luật chưa xuất phát từ tính
Nhiều văn bản pháp luật đã được công bố có hiệu lực pháp luật mà vẫn chưa được đăng công báo.Ngoài ra, vẫn còn những văn bản luật thiếu các quy định cụ thể về cơ chế bảo đảm thực hiện (về tổ chức, nhân sự, kinh phí thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác) nên hiệu lực thi hành thấp.Công tác tập hợp hoá, rà soát, công bố các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực pháp luật vẫn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tất cả tạo nên tâm lý sai lệch trong cán bộ thực thi pháp luật, thậm chí coi thường, thiếu tôn trọng luật, hoặc không quan tâm, không biết đến luật, ngóng chờ văn bản hướng dẫn, không dựa vào luật để tổ chức thực hiện/
Hệ thống pháp luật về công chức hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai nói riêng...
Công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức còn mang nặng tính hình thức bề nổi, phong trào, thậm chí còn tốn kém và lãng phí do chưa gắn kết với các loại lợi ích cụ thể, với quyền và lợi ích hợp pháp của từng nhóm chủ thể pháp luật. Tình trạng công chức chỉ nghe giới thiệu sơ qua, đại khái trong một buổi về cả một văn bản luật lớn là phổ biến, mà chưa thành yêu cầu bắt buộc phải học tập và nắm chắc pháp luật như một công cụ để xử lý công vụ.,
Công tác giám sát việc đưa pháp luật công chức vào cơ quan nhà nước vẫn còn chưa được thể chế hoá cụ thể và tiến hành thường xuyên, liên tục.
Nhận thức về tầm quan trọng của pháp luật công chức còn thấp, ảnh hưởng của thói quen trọng "lệ" hơn trọng “luật” vẫn còn tồn tại ở một số vùng, miền
Điều kiện đảm bảo cho tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai chưa được đáp ứng đầy đủ, còn thiếu về kinh phí, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết. . .
Trong công tác chỉ đạo điều hành: Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, trong những năm qua, huyện Thanh Oai cũng tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nhằm xây dựng huyện giàu mạnh và phồn vinh. Tuy nhiên, nhận thức về tổ chức thực hiện pháp luật về công chức chưa thực sự đầy đủ và tương thích với vai trò, vị trí của nó. Thực tế đó đã dẫn đến công tác chỉ đạo điều hành trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai.chưa toàn diện, thống nhất và sâu sát, do đó, chất lượng và hiệu quả chưa thực sự cao.
Tiểu kết chƣơng 2
một số nội dung cơ bản của pháp luật về công chức bao gồm tuyển dụng công chức, đào tạo bồi dưỡng , chế độ chính sách, công tác thi đua khen thưởng đối với công chức, qua số liệu thực trạng của năm 2013, 2014, 2015, 2016 cho thấy tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở huyện Thanh Oai đã đạt được những ưu điểm và hạn chế nhất định trong quá trình tổ chức, từ những nội dung đó để chương 3 tiến hành đưa ra những quan điểm giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn huyện Thanh Oai
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢMTỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN THANH OAI, HÀ NỘI