Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn huyện thanh oai thành phố hà nội (Trang 68 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức

3.1.1. Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

Dựa trên những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, căn cứ vào những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về công chức, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về công chức cần bảo đảm những yêu cầu sau trong quá trình cải cách hành chính: - Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với xây dựng đội ngũ công chức. Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng là thông qua công tác cán bộ. Quan điểm, nguyên tắc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước bao gồm hai bộ phận cấu thành: "xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức" và "đổi mới công tác cán bộ". Hai bộ phận này liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, phải được tiến hành đồng bộ dựa trên những nguyên tắc chung về xây dựng Đảng và tổ chức quyền lực nhà nước. Pháp luật về công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải thể chế hóa quan điểm này mới đảm bảo được sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với công tác cán bộ.

- Pháp luật về công chức góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và tiếp tục được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta

đòi hỏi tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức phải được điều chỉnh bằng pháp luật và quá trình tổ chức thực hiện được các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động của mình.

- Pháp luật về công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.Thực hiện việc cải cách nền hành chính quốc gia trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nền hành chính quốc gia được cấu thành bởi các yếu tố thể chế hành chính, bộ máy hành chính, cán bộ, công chức và tài chính công. Vì vậy, một trong những nội dung của cải cách nền hành chính nhà nước là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng được những yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức đòi hỏi hoàn thiện pháp luật về công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải quán triệt những yêu cầu về xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan chính quyền; về nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức cũng như đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với công chức.

- Pháp luật về công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải phù hợpvới đặc điểm, tính chất của các vùng, miền; phải dựa trên việc phân loại đơn vị hành chính. Điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của các đơn vị hành chính ở nước ta rất khác nhau về qui mô dân số, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều xã, nhất là ở miền núi, kinh tế kém phát triển, nguồn thu ngân sách của xã hoàn toàn dựa vào huyện, tỉnh và trung ương, nhưng có đơn vị hành chính cấp xã có nguồn thu ngân sách hàng năm lên đến vài chục tỷ đồng. Do đó, việc quy định số lượng và bố trí công chức cũng như tiêu chuẩn chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức phải căn cứ vào việc phân loại đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại đơn vị hành chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn huyện thanh oai thành phố hà nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)