Đổi mới nhận thức tổ chức thực hiện pháp luật về công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn huyện thanh oai thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Đổi mới nhận thức tổ chức thực hiện pháp luật về công chức

Để đảm bảo vai trò quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả, một trong những nội dung quan trọng là phải xây dựng cơ chế quản lý theo hướng vừa đảm bảo vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền địa phương,

Theo đó, trước tiên, cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong tỉnh mà vai trò quan trọng nhất là của Huyện ủy Thanh Oai nói riêng và cả nước nói chung. Phương thức lãnh, chỉ đạo phải

vừa đảm bảo thực hiện đúng định hướng chính trị, vừa phát huy được tính chủ động, tinh thần nhiệt tình, sáng tạo và nhân lên sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể nhằm thực hiện hiệu quả cao nhất mục tiêu đã đề ra, trong đó cần tập trung ở một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, cần đưa ra mục tiêu, định hướng nội dung và xác định đối tượng trọng tâm cần được tổ chức thực hiện pháp luật về công chức trong từng thời kỳ phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của Nhà nước nói chung và địa phương nói riêng.

Thứ hai, xác định vị trí, trách nhiệm của các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước trong Huyện đối với tổ chức thực hiện pháp luật về công chức. Đồng thời, cần tăng cường sự chỉ đạo đưa các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về công chức vào hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng trong các cấp ủy Đảng và các cơ quan nhà nước của Huyện.

Thứ ba, sắp xếp, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở các cấp ủy Đảng như: Tập huấn bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ tuyên huấn, báo cáo viên pháp luật ở các cơ quan đảng, lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng...

Thứ tư,định kỳ kiểm tra, đánh giá, kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật về công chức theo định hướng đã đề ra.

Thứ năm,cần xác định tổ chức thực hiện pháp luật về công chức là một lĩnh vực cần thiết do đó, các cấp ủy Đảng phải ban hành nghị quyết chuyên đề để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, kịp thời của cấp ủy, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời, khi ban hành nghị quyết cần phải chú ý phát huy dân chủ trong các cấp ủy Đảng và chính quyền; cần lấy ý kiến đóng góp từ các tổ chức cơ sở đảng, của cán bộ, đảng viên nhằm đảm bảo sau khi ban hành nghị quyết có tính khả thi cao.

hiện pháp luật về công chức thì cần có sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp cùng với vai trò đầu mối của hệ thống cơ quan tư pháp địa phương bao gồm: Phòng Tư pháp (cấp huyện) và Công chức Tư pháp - Hộ tịch (ở cấp xã). Các cơ quan này cần chủ động, tích cực tham mưu, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong quản lý nhà nước về tổ chức thực hiện phấp luật về công chức, trong đó cần tập trung ở các nội dung chủ yếu sau:

Một là, xây dựng chiến lược, kế hoạch, hoạch định chính sách từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở các cấp trên địa bàn huyện.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế về tổ thực hiện pháp luật về công chức của huyện.

Ba là, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản về tổ chức thực hiện pháp luật về công chức củahuyện.

Bốn là, chỉ đạo, định hướng đối với việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện pháp luật về công chức trong phạm vi toàn huyện, đảm bảo phát huy hiệu quả.

Năm là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ thực hiện tổ chức thực hiện pháp luật về công chức.

Sáu là, thực hiện tốt các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ tổ chức thực hiện pháp luật về công chức .

Cơ chế quản lý nhà nước đối với tổ chức thực hiện pháp luật về công chức của huyện còn thể hiện thông qua hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác thực hiện pháp luật về công chức các cấp trong huyện.Trong đó, hoạt động của Hội đồng phối hợp thực hiện pháp luật về công chức cần được thực hiện thường xuyên, chủ động và có hiệu quả. Hội đồng phối hợp công tác tổ chức thực hiện pháp luật về công chức các cấp cần xây dựng và hoạt động

theo quy chế, thường xuyên thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ và bồi dưỡng định kỳ, đảm bảo nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ trong tỉnh. Bên cạnh đó, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong tỉnh cũng cần tăng cường các hoạt động kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về công chức của các cơ quan ban, ngành trong tỉnh, nhằm đưa công tác này ngày càng chất lượng và hiệu quả hơn.

Thực tế ở huyện Thanh Oai hiện nay cho thấy, mặc dù tổ chức thực hiện pháp luật về công chức các luôn được quan tâm, tạo điều kiện để phát huy hiệu quả trong thực tiễn, tuy nhiên, bên cạnh đó, ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đặc biệt là cấp cơ sở vẫn chưa thật sự quan tâm đến công tác này. Nói một cách khác, tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở một số nơi trên địa bàn huyện nhiều khi còn bị xem nhẹ, chủ yếu tập trung vào việc lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cho nên chất lượng và hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về công chức.

Một trong các nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức về vai trò của tổ chức thực hiện pháp luật về công chức còn chưa đầy đủ. Một số cơ quan nhà nước coi tổ chức thực hiện pháp luật về công chức là trách nhiệm đương nhiên của riêng ngành tư pháp hoặc phó mặc cho cấp dưới.Vì vậy, trên thực tế có lúc có nơi chưa thực sự coi công tác này "là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị".

Vì vậy phải nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức về tổ chức thực hiện pháp luật về công chức, đồng thời, đổi mới về tư duy pháp lý, xây dựng thể chế, xác định mô hình tổ chức, kiện toàn đội ngũ, cơ chế quản lý phù hợp. theo đó, cần phải đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức một cách toàn diện và sâu, rộng đến tất cả các công chức trong huyện về vị trí, vai trò, tầm

quan trọng của tổ chức thực hiện pháp luật về công chức cũng như trách nhiệm chung của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức thực hiện pháp luật về công chức các.Trên cơ sở đó, tất cả các công chúc trong huyện nhận thức rõ được sự cần thiết phải tham gia, đóng góp sức lực để đưa công tổ chức thực hiện pháp luật về công chức của huyện ngày càng hiệu lực và hiệu quả. Với sự đổi mới về nhận thức như vậy, tổ tổ chức thực hiện pháp luật về công chức của huyện Thanh Oai chắc chắn sẽ có sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị trong huyện, ngày càng được xã hội hóa mạnh mẽ, đồng thời, sẽ ngày càng thiết thực hơn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế,xã hội của huyện một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn huyện thanh oai thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)