Chất lượng đội ngũ công chức của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 36 - 39)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN

2.2.2. Chất lượng đội ngũ công chức của tỉnh Lạng Sơn

Sau đây là phân loại số lượng và tỉ lệ % công chức theo một số tiêu chí như: độ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước, trình độ chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ:

Bảng 2.1. Báo cáo về độ tuổi, giới tính, dân tộc của công chức tỉnh Lạng Sơn năm 2019

Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Tổng số công chức: 1897

Độ tuổi Dưới 30 187 9,85 Từ 30 đến 50 1442 76,02 Từ 50 đến 60 268 14,13 Giới tính Nam 1069 56,35 Nữ 828 43,65 Dân tộc Dân tộc thiểu số 1283 67,63 Dân tộc Kinh 614 32,37

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn)

Như vậy, theo Bảng 2.2:

- Về độ tuổi: Độ tuổi dưới 30 là 187 người chiếm 9,85%; độ tuổi từ 30 - 50 là 1.442 người chiếm 76,02%; độ tuổi từ 50 - 60 là 268 người chiếm 14,13%. Về cơ cấu độ tuổi đội ngũ công chức có độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm tỷ lệ lớn, với những người ở độ tuổi này đã chín chắn trong trình độ chuyên môn, trong văn hóa và kinh nghiệm làm việc cũng tích lũy được nhiều, vì vậy đây chính là lực lượng chính của đội ngũ công chức của tỉnh Lạng Sơn.

- Về giới tính: cơ cấu công chức tỉnh Lạng Sơn có tỷ lệ công chức nữ thấp hơn nam, năm 2019 tỷ lệ công chức là nam giới là 56,53%, nữ giới là 43,65%.

- Về dân tộc: đa số công chức tỉnh Lạng Sơn là người dân tộc thiểu số, chiếm 67,63%, công chức dân tộc kinh chiếm 32,37%.

Bảng 2.2. Báo cáo về trình độ của công chức tỉnh Lạng Sơn năm 2019

Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Tổng số công chức: 1897

Sơ cấp và LĐPT 11 0,58 Trung cấp 78 4,11 Cao đẳng 30 1,58 Đại học 1452 76,54 Thạc sĩ 318 16,77 Tiến sĩ 8 0,42 Trình độ quản lý nhà nước

Chuyên viên cao cấp 37 1,95

Chuyên viên chính 530 27,94 Chuyên viên 1151 60,67 Trình độ lý luận chính trị Sơ cấp 219 11,54 Trung cấp 512 26,99 Cao cấp 497 26,20 Đại học 23 1,21 Tin học Trung cấp 59 3,11 Chứng chỉ tin học 1756 92,57 Ngoại ngữ Đại học 38 2,0 Chứng chỉ ngoại ngữ 1.826 96,26

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn)

- Về trình độ chuyên môn:

Tiến sĩ là 08 người chiếm 0,42%; thạc sĩ là 318 người chiếm 16,77%; đại học là 1.452 người chiếm 76,54%; cao đẳng là 30 người chiếm 1,58%, trung cấp là 78 người chiếm 4,11%, sơ cấp và lao động phổ thông là 11 người chiếm 0,58%. Số công chức có trình độ trên đại học chủ yếu tập trung tại các sở, số công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đội ngũ công chức toàn tỉnh, hơn 760% đội ngũ công chức (chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn). Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn đã và đang cố gắng tìm những giải pháp để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ công chức, tuy nhiên những giải pháp đưa ra gặp khó khăn do cơ chế quản lý còn cứng nhắc, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn eo hẹp và hạn chế.

- Về trình độ quản lý nhà nước:

Số công chức có trình độ chuyên viên cao cấp là 37 người chiếm 1,95%; trình độ chuyên viên chính là 530 người chiếm 27,94%; trình độ chuyên viên là

1151 người chiếm 60,67%. Như vậy, công chức có trình độ chuyên viên chiếm tỷ lệ cao nhất, số lượng trình độ chuyên viên cao cấp chủ yếu rơi vào công chức giữ chức danh lãnh đạo cấp sở, ngành.

- Về trình độ lý luận chính trị:

Sơ cấp là 219 người chiếm 11,54%, trung cấp là 512 người chiếm 26,99%, cao cấp là 497 người chiếm 26,20%, trình độ đại học là 23 người chiếm 1,21%, chưa qua đào tạo là 646 người chiếm 34%. Qua số liệu thống kê cho thấy số công chức chưa được học qua các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị chiếm số lượng tương đối lớn. Những người có trình độ lý luận chính trị trung cấp, cao cấp và cử nhân chủ yếu rơi vào đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị. Mặc dù, tiêu chuẩn đối với công chức sau khi được tuyển dụng, yêu cầu phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, nhằm trang bị cho họ kiến thức lý luận cơ bản về lập trường, tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, chủ trương của nhà nước để hỗ trợ kiến thức chuyên môn, tuy nhiên nhóm này đạt tỷ lệ chưa cao.

- Về trình độ tin học:

Trung cấp trở lên là 59 người chiếm 3,11%; chứng chỉ là 1756 người chiếm 92,57%. Qua số liệu thống kê cho thấy công chức của tỉnh Lạng Sơn hầu hết đã được trang bị kiến thức cơ bản về tin học, đủ kỹ năng sử dụng máy tính trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, số người có trình độ cao về tin học vẫn còn quá ít, chỉ dừng ở mức sử dụng thành thạo các kỹ năng trong Word và Excel.

- Về trình độ ngoại ngữ:

Đại học là 38 người chiếm 2,0%; chứng chỉ: 1.826 người chiếm 96,26%. Hầu hết công chức của tỉnh Lạng Sơn đã được đào tạo về ngoại ngữ. Tuy nhiên, trên thực tế thì trong công việc hàng ngày hầu như không sử dụng đến ngoại ngữ nên trình độ giữa văn bằng chứng chỉ so với thực tế là khác nhau. Những công chức trẻ có điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình nâng cao trình độ ngoại ngữ nhưng do nhu cầu cầu công việc không đòi hỏi nhiều nên động lực cho họ là rất ít. Khả năng giao tiếp, làm việc, nghiên cứu tài liệu tiếng Anh, tra cứu thông tin ứng dụng vào thực thi công vụ còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 36 - 39)