Hoàn thiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 72 - 73)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN

3.2.3.1. Hoàn thiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng

Hiện nay, hoạt động ĐTBD tại tỉnh Lạng Sơn còn trong tình trạng bị động, khi xuất hiện nhu cầu mới xây dựng chương trình ĐTBD, do đó quá trình ĐTBD chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Do đó cần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý ĐTBD theo hướng khoa học, hệ thống, thực hiện trong một quy trình cụ thể. Về cơ bản, quy trình ĐTDB gồm các bước có tính gắn kết, liên thông như sau:

Hình 3.1. Quy trình ĐTBD công chức

Để hoàn thiện công tác quản lý ĐTBD theo quy trình trên, Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn cần tổ chức thực hiện như sau:

* Bước 1: Xác định nhu cầu ĐTBD, khi xác định nhu cầu ĐTBD cần thực hiện phân tích thực trạng tổ chức, phân tích công việc, yêu cầu của đơn vị trong

tương lai về thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển đội ngũ công chức. Có thể thực hiện dùng phiếu điều tra, khảo sát nhu cầu ĐTBD của công chức. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng tổ chức và việc thực hiện các công việc; xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ; xác định đối tượng và vấn đề đào tạo, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng đối với ĐTBD để xác định tổng thể mục tiêu và nội dung ĐTBD.

* Bước 2: Lập kế hoạch ĐTBD cần trả lời các câu hỏi: Mục tiêu kế hoạch? Nội dung là gì? Ai thực hiện? Thời gian và địa điểm tiến hành? Cách thức thực hiện? Kinh phí? Kiểm tra đánh giá như thế nào?

* Bước 3: Thực hiện kế hoạch ĐTBD cần phân tích kế hoạch ĐTBD thành các công việc cụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán.

* Bước 4: Đánh giá kết quả ĐTBD bao gồm đánh giá ngay sau khóa học và đánh giá sự thay đổi hiệu quả công việc sau khi công chức được ĐTBD. Đây là bước quan trọng nhưng chưa được Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn chú trọng thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 72 - 73)