PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH LẠNG SƠN
3.2.7.1. Hoàn thiện thi đua khen thưởng
Trong thời gián tới, nhằm hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tiếp tục phát động, tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả nội dung thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị được giao.
- Tăng cường và nâng cao sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng, hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng, khẳng định công tác thi đua, khen thưởng có vai trò, vị trí quan trọng trong việc xây dựng và phát triển cơ quan.
Đây được xem là giải pháp then chốt, quan trọng nhất và mang tính quyết định đến hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng. Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; thi đua, khen thưởng phải đúng, thực
chất, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất, không trọng tâm, không đúng đối tượng, khen cho có thành tích….
- Nâng cao nhận thức, đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi công chức với công tác thi đua, khen thưởng, qua đó nhằm làm chuyển biến nhận thức của công chức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chính bản thân mình đối với công tác này.
- Tích cực, chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua. Phát hiện, xây dựng, tôn vinh và nhân rộng nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” phải được đặc biệt coi trọng; quan tâm lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực và đòn bẩy phấn đấu cho công chức. - Công tác khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cần bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch.