(2)Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
(3)Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản
đang do người thứ ba giữ.
(4)Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
(5)Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
(6)Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện
công việc nhất định [41, tr.33].
- Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án: người phải thi hành án:
Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải THA là một trong các biện pháp cưỡng chế THADS, được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định mà người phải THA đang có tiền trong tài khoản hoặc đang sở hữu giấy tờ có giá. Nếu người phải THA phải thi hành nghĩa vụ trả tiền, mà họđang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ chức tín dụng thì biện pháp cưỡng chế này sẽ là biện pháp đầu tiên được áp dụng.
Việc cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản để thi hành án được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước. Trước khi ra quyết định cưỡng chế, Chấp hành viên cần tiến hành xác định số tiền của người phải thi hành án trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng trên cơ sở các tài liệu thông tin do Chấp hành viên xác minh, thu thập hoặc do người được thi hành án cấp. Cụ thể:
* Tiến hành thu thập thông tin về số tài khoản, nơi mở tài khoản, sốdư hiện có trong tài khoản có thể là tài khoản cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội của người phải thi hành án. Luật THADS đã quy định trách nhiệm của kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng trong THADS là phải cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về tài khoản của người phải thi hành án theo yêu cầu của Chấp hành viên.
* Trường hợp người phải thi hành án là pháp nhân thì để thu thập được số tài khoản thì trước hết, Chấp hành viên lấy thông tin qua mạng về Giấy phép đăng ký kinh doanh qua cổng thông tin của Sở kế hoạch và Đầu tư cấp Tỉnh hoặc trực tiếp gửi công văn đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư cấp bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh. Qua đó để nắm thông tin về tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp… Từ đó để xác minh tên doanh nghiệp qua Cục thuế cấp tỉnh; cũng có thểqua người được thi hành án và đối tác của công ty để biết được số tài khoản. Các hành vi này của Chấp hành viên không trái pháp luật và được pháp luật cho phép. Khi được yêu cầu, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp các thông tin cấn thiết về tài khoản của người phải thi hành án cho Chấp hành viên.
* Khi xác định người phải thi hành án có tiền gửi hoặc có tiền trong tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc thì Chấp hành viên lập
biên bản về tình trạng tiền trong tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng khác và ra quyết định khấu trừ tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 76 Luật THADS: “…Số tiền khấu trừ không vượt quá nghĩa vụ thi hành án và cho phí cưỡng chếthi hành án”.
* Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ tiền giấy tờ có giá của người phải thi hành án. Đồng thời Chấp hành viên yêu cầu thủ trưởng cơ quan, tổ chức, người thứ ba và bản thân người phải thi hành án có trách nhiệm phải thực hiện quyết định cưỡng chế. Ngoài ra, khi có căn cứ cho rằng người phải thi hành án có dấu hiệu tẩu tán tiền trong tài khoản thì Chấp hành viên có quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản.
* Theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật THADS thì khi nhận được quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án ở ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng khác thì cơ quan, tổ chức này có trách nhiệm khấu trừ ngay tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan THADS hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ.
* Nếu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án phong tỏa tài khoản thì sau khi khấu trừ tài khoản của người phải thi hành án thì việc phong tỏa tài khoản sẽ chấm dứt (Điểm b, khoản 1, Điều 77 Luật THADS) [41, tr.33].
+ Cưỡng chế thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải THA
* Xác định về giấy tờ có giá: Để áp dụng biện pháp: “Cưỡng chế thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án” đạt hiệu quả, Chấp hành viên phải nắm vững các quy định của pháp luật thi hành án đồng thời cần nghiên cứu những quy định của pháp luật về lĩnh vực tài khoản, giấy tờ có giá có liên quan như: Quyết định số 11/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 do
Ngân hàng nhà nước ban hành quy định về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng nhà nước; Luật chứng khoán, Quyết định số: 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại ngân hàng nhà
nước…
Theo điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, “giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
Theo Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm quy định:“ Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm:
* Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
* Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
* Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16, Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009;
* Các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn
đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại điểm 3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010;
* Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghịđịnh số90/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
+ Xác minh giấy tờ có giá:
Trong việc xác minh tiền, giấy tờcó giá đang do người phải thi hành án hoặc người thứ ba giữ, Chấp hành viên gặp nhiều khó khăn khi xác minh bởi phải xác định được giấy tờ có giá là loại gì, giá trị bao nhiêu, nguồn gốc của tài sản….trong khi rất khó để biết được các thông tin về loại giấy tờcó giá, cơ quan quản lý giấy tờ có giá, công ty ban hành cổ phiếu, trái phiếu…đặc biệt là hiện nay có hàng trăm công ty phát hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường. Bên cạnh đó còn các khó khăn khác như việc phối hợp cung cấp thông tin của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan quản lý tài sản là giấy tờcó giá…đối với chấp hành viên vẫn còn hạn chế, chưa kịp thời và hiệu quả.
+ Bán giấy tờ có giá:
Theo điều 83 Luật THADS quy định về bán giấy tờ có giá: “Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật.” Nhưng thực tế thì hiện nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể việc bán giấy tờ có giá để đảm bảo thi hành án, tại Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự cũng không có quy định về vấn đề này. Do vậy cần quy định cụ thể việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hay văn bản pháp luật chuyên ngành nào để thực hiện cho đúng.