Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 89 - 95)

- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công vi ệc nhất định

3.2.4. Các giải pháp khác

- Đổi mới thủ thục thi hành án, đặc biệt là thủ tục cưỡng chế thi hành án.

Theo pháp luật thi hành án dân sự hiện nay thì thủ tuc, thi hành án rất phưc tạp, để tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án thì phải trải qua

nhiều giải đoạn khác nhau, như nộp đơn yêu cầu thi hành án, thụ lý thi hành án, phân công chấp hành viên tổ chức thi hành, chấp hành viên tiến hành thiết lập hồ sơ thi hành án, thông báo thi hành án, động viên, thuyết phục thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thì hành án thì xây dựng hồ sơ cưỡng chế thi hành án… qua các bước cơ bản như trên cho thấy thủ tục thi hành án phải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong khi trước đó các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) đã thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau. Việc kéo dài thời gian thi hành án ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án và giảm giá trị thực tiễn của bán án, quyết định của Tòa án. Theo quan điểm của tôi để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án thì cần đổi mới thủ thục thi hành án, đặc biệt là thủ tục cưỡng chế thi hành án.

- Phát huy vai trò của Thừa phát lại. Qua thời gian thí điểm thực hiện chế định thừa phát lại tại một số địa phương cho thấy, thừa phát lại có vai trò và ý nghĩa trong tiến hành tố tụng và công tác thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó Quốc Hội đã ban hành Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 về thực hiện chế định thừa phát lại, theo đó Thừa phát lại được xem là một nghề và triển khai trên phạm vi cả nước, Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự; Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cũng như huyện Krông Nô chưa có tổ chức thừa phát lại hoạt đông. Để nân cao hiệu quả công tác thi hành án nói chung và cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Krông Nô tôi đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân có nhiều

thuận lợi thực hiện, triển khai và phát triển dịch vụ thừa phát lại trên phạm vi toàn tỉnh.

- Xử lý nghiêm đối với những trường hợp cản trở, không chấp hành án. Các cơ quan tư pháp đặc biệt là các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án cần kiên quyết đưa ra và xét xử nghiêm những trường hợp cản trở, chống đối và không chấp hành án nhằm lập lại kỷ cương thi hành án, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đúng như Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ, về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự đã nêu rõ: Các cơ quan, tổ chức kể cả các cơ quan nhà nước phải tự nguyện thi hành án, nếu không tự nguyện thi hành án, thì Cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp tổ chức thi hành án theo quy định của Pháp luật. Các cơ quan, tổ chức cá nhân cố tình dây dưa, cản trở hoạt động thi hành án, cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đói với những cá nhân gây cản trở, chống đối việc thi hành án, mà có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, thì phải kiên quyết truy cứu trách nhiệm hình sự, tổ chức xét xử lưu động một số vụ điển hình để tuyện tuyền rộng rãi, làm gương cho những đối tượng khác.

- Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ, thông tin thường xuyên giữa Cơ quan thi hành án, người được thi hành án với cơ quan đăng ký quyền sở hữu, cơ quan đăng ký giao dịch bản đảm, cơ quan công chứng, các tổ chức tín dụng … nhằm phối hợp công tác, ngăn chặn kịp thời đương sự tẩu tán tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan thi hành án trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

- Tăng thêm thẩm quyền cho cơ quan thi hành án và Chấp hành viên như: Cho phép cơ quan thi hành án được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi Tòa án thụ lý vụ án theo yêu cầu của đương sự trong trường hợp có dấu hiệu tẩu tán tài sản, với điều kiện người yêu cầu phải chịu trách nhiệm về

tính chính xác của sự kiện, phải thanh toán các chi phí cần thiết cũng như bồi thường thiệt hại xảy ra do yêu cầu không đúng; cho phép Chấp hành viên được áp dụng biện pháp chế tài với người thứ ba, trong trường hợp không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục thuyết phục đối tượng phải thi hành án tự nguyện thi hành án; Thường xuyên rà soát phân loại án để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; phân tích nguyên nhân và xác định rõ phương thức giải quyết đối với từng loại án; Tăng cường Chấp hành viên, Chuyên viên xuống địa bàn được phân công phụtrách để xử lý kịp thời các hồ sơ tồn đọng, hồ sơ có điều kiện thi hành mà đương sự không tự nguyện thi hành án.

KẾT LUẬN

Hoạt động THADS là hoạt động hành chính - tư pháp, là giai đoạn cuối của quá trình tố tụng, nhằm đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại ra thi hành trên thực tế. Xuất phát từđặc điểm của quan hệ dân sự, nên quyền tựđịnh đoạt dân sự, quyền tự thỏa thuận của đương sự là những quyền cơ bản được pháp luật thi hành án dân sự ưu tiên thực hiện, trong trường hợp các bên đương sự không tự nguyện thực hiện, không thỏa thuận được thì Cơ quan THADS áp dung các biện pháp cưỡng chế đảm bảo quyền, lợi ích người được THA, khôi phục lại tình trạng ban đầu của quan hệ xã hội bị xâm hại.

Trải qua chặng đường hình thành và phát triển, ngành thi hành án dân sự nước ta ban đầu do Ban tư pháp xã đảm nhiệm, đến nay đã có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới, kết quả công tác ngày một khởi sắc. Đạt được những thành quả đó trước hết là nhờ sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, sự đoàn kết, phấn đấu của tập thể cán bô công chức, các quy định pháp luật thi hành án ngày một hoàn thiện, trong đó các biện pháp cưỡng chế thi hành án cũng được quy định chặt chẽ hơn, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đương sự, người có liên quan. Tuy biện pháp cưỡng chế thi hành án là biện pháp nghiêm khắc, trực tiếp tác động đến tài sản, hành vi của người phải thi hành án, nhưng đây là biện pháp cần thiết để buộc người phải thi hành án thực nghĩa vụ thi hành án, góp phần đảm bảo hiệu quả, hiệu lực Bản án, quyết định của Toà án được thi hành, tôn trọng; Bên cạnh đó, biên pháp cưỡng chế THADS còn mang ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục, răn đe chung cho xã hội trong việc THADS.

Huyện Krông Nô là huyện cách xa trung tâm tỉnh Đắk Nông, kinh tế chậm phát triển, có cơ cấu dân cư đa dạng, nhưng có số lượng vụ việc thi

hành án lớn, phức tạp. Trong những năm qua công tác thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Krông Nô tuy đạt và vượt chỉ tiêu do BộTư Pháp giao, tuy vậy số lượng án tồn đọng năm trước chuyển sang năm sau còn cao, số lượng vụ việc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nhiều, việc áp dụng trình tự, thủ tục cưỡng chế, xử lý tài sản thi hành án chưa đảm bảo chặt chẽ, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Từ việc phân tích các vấn đề lý luận về cưỡng chế THADS, đanh giá thực trạng cưỡng chế THADS trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông luận văn đã phân tích, đánh giá đối với 06 biện pháp cưỡng chế THADS, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án, nâng cao hiệu quả công tác THADS, những giải pháp cụ thể là: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự; Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong cưỡng chế thi hành án dân sự; Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của Chấp hành viên; Xây dựng phương án kiểm soát tài sản của người THA; Áp dụng khoa học công nghệ vào công tác THDA; Thường xuyên rà soát, phân loại án; Nêu cao tinh thần trách nhiệm của Chấp hành viên; Đẩy mạnh công tác giáo dục thuyết phục đối tượng phải THA; Tranh thủ sự phối hợp công tác THADS; Lập danh sách người phải THA gửi từng địa phương. Trên cơ sở những giải pháp trên, luận văn cũng đã phân tích và có kiến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp trong thực tiễn. Hy vọng luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong lĩnh vực cưỡng chế THADS nói chung, trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông nói riêng./.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)