- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công vi ệc nhất định
3.2.2. Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong cưỡng chế thi hành án dân s ự
3.2.2. Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong cưỡng chế thi hành án dân sự hành án dân sự
Trong hoạt động cưỡng chế THADS được chia thành nhiều giai đoạn và có mối quan hệ làm tiền đề cho nhau, đó là: Ban hành quyết định cưỡng chế; Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế; Xử lý tài sản cưỡng chế. Theo quy định tại của Luật THADS thì thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế; tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế do Chấp hành viên tiến hành; Xử lý tài sản cưỡng chế do Chấp hành viên hoặc ký hợp ủy quyền cho tổ chức thẩm định giá và tổ chức bàn đấu giá.
Các chủ thể trong cưỡng chế THADS được xác định theo nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận văn tôi xác định chủ thể cưỡng chế THADS theo tiêu chí trách nhiệm, gồm có: Người thi hành công vụ là Chấp hành viên; người bị cưỡng chế là người phải thi hành án hoặc người giữ tài sản của người phải thi hành án; người được hưởng quyền lợi từ việc cưỡng chế là người được thi hành án. Ngoài ra còn có các cơ quan phối hợp cưỡng chế, người được Chấp hành viên ủy quyền xử lý tài sản cưỡng chế. Việc xác định các chủ thể trong cưỡng chế THADS có ý nghĩa về mặt pháp lý và thực tiễn, từ đó nâng cao trách nhiệm của từng chủ thể, cụ thể: Trách nhiệm phải thực hiện theo quy định của pháp luật và trách nhiệm bồi thường, đặc biệt là bồi thường nhà nước trong quá trình thi hành công vụ mà có lỗi và dẫn đến thiệt hại cho tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hiện nay Luật thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổsung năm 2014 chưa có quy định về trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự, việc bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện
theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 và
Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BTP-BQP ngày 07/12/2015 của Bộ Tư
pháp, Bộ Quốc phòng, hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường Nhà nước
trong hoạt động thi hành án dân sự, do đó việc xác định đối tượng bồi thường,
trách nhiệm bồi thường, phạm vi bồi thường và thủ tục bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự còn nhiều bất cập và khó khăn.
Theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước (TNBTCNN) thì một trong những căn cứ để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường đó là khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quy định này chưa thực sự tạo được thuận lợi cho người bị thiệt hại trong lĩnh vực thi hành án dân sự thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Để có được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, thì người bị thiệt hại phải trải qua rất nhiều giai đoạn phức tạp. Pháp luật về TNBTCNN trong hoạt động THADS quy định 06 loại văn bản xác định hoặc làm cơ sở để xác định người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BTP-BQP ngày
07/12/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự:“Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành
công vụ là trái pháp luật là các văn bản đã có hiệu lực pháp luật sau đây: 1.
Quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy các quyết định trái pháp luật về thi
hành án dân sự; 2. Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền
theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật Thi hành án dân sự);3. Kết luận nội
dung tố cáo của người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thanh tra; 5. Văn bản của Thủtrưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trả lời chấp nhận
kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền đã ra kháng nghị theo
quy định của Luật Thi hành án dân sự;6. Bản án, quyết định của Toà án có
thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật”. Sau khi có đủ căn cứ thực hiện quyền
yêu cầu bồi thường là văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, tiếp theo đó là một chuỗi các thủ tục như nộp hồsơ yêu cầu bồi thường sau khi có đủ căn cứ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường, thương lượng việc giải quyết bồi thường…
- Kiến nghị để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong cưỡng chế thi hành án dân sự huyện Krông Nô
Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động có tính đặc thù và nhãy cảm, đặc biệt là trong cưỡng chế thi hành án, dễ gây ra thiệt hại khi thi hành công vụ, do đó Luật THADS cần bổ sung quy định về trách nhiệm bối thường của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án, từ đó nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong cưỡng chế thi hành án dân sự.
Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chưa đặt ra quy định để bồi thường cho thân nhân của người bị thiệt hại đã chết, ngoài thiệt hại của người đã chất thì những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu khi còn sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến thân nhân của họ, Nhà nước cũng chưa thực hiện được việc tự chịu trách nhiệm trước người dân đối với hành vi của mình. Đây cũng là vấn đề mà pháp luật về TNBTCNN hiện hành chưa quy định rõ, khiến cho người bị thiệt hại và thân nhân của họ sẽ phải chịu những tổn thất về vật chất và tinh thần khi người bị thiệt hại qua đời.