Bảo đảm công tác phối hợp cưỡng chế thi hành án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 76 - 77)

- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công vi ệc nhất định

3.1.2. Bảo đảm công tác phối hợp cưỡng chế thi hành án

Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự được quy định tại chương VIII của Luật THADS và được quy định chi tiết tại Nghị định số62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thi hành án dân sự. Lãnh đạo Chi cục thi hành án dân sự huyện Krông Nô phải tham mưu cho UBND huyện Krông Nô thành lập và kiện toàn Ban chỉđạo thi hành án dân sự, theo đó Ban chỉ đạo thi hành án dân sự có trách nhiệm giúp chủ tịch UBND huyện chỉđạo công tác thi hành án dân sự trên địa bàn huyện và chỉ đạo công tác phối hợp thi hành án trên địa bàn huyện, đặc biệt là chỉ đạo phối hợp cưỡng chế đối với những vụ việc có tính chất phức tạp có ảnh hưởng đến an ninh, tật tự của địa phương.

Công tác phối hợp thi hành án dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình cơ quan thi hành án tổ chức thi hành Bản án, quyết định, hiệu quả của công tác phối hợp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thi hành án, do đó lãnh đạo, chấp hành viên phải xây dựng được mối quan hệ công tác với Chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, từ đó tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp công tác, đặc biệt là công tác cưỡng chế thi hành án. Đểcưỡng chếthi hành án đạt hiệu quả thì Chấp hành viên phải tranh thủ được công tác phối hợp, phối hợp trong việc động viên thuyết phục, xác minh điềukiện th hành án; tổ chức cưỡng chế thi hành án.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)