Về cưỡng chế thi hành ándân sự trên địa bàn huyện Krông Nô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 61 - 75)

- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công vi ệc nhất định

2.2.3. Về cưỡng chế thi hành ándân sự trên địa bàn huyện Krông Nô

2.2.3.1. Một số thuận lợi trong cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn

huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Cục THADS tỉnh Đắk Nông, thường trực huyện uỷ, thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện, Ban chỉđạo thi hành án dân sự huyện Krông Nô, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện Krông Nô, cùng với sự đoàn kết gắn bó, quyết

tâm khắc phục khó khăn, không ngại khó ngại khổ trong công tác của cán bộ, công chức Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Nô.

Cán bộ, công chức của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Nô có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị đáp ứng được yêu cầu công tác, trong đó 08/08 biên chế có trình độ đại học, cao cấp lý luận chính trị 02 đồng chí và 02 đồng chí đang học thạc sỹ.

Giá trị vụ việc thường không lớn(trên dưới một tỷ đồng); Đối tượng cưỡng chế không phong phú, chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, do đó trình tự, thủ tục được Chấp hành viên thao tác thành thục.

2.2.3.2. Một sốkhó khăn, hạn chếtrong cưỡng chế thi hành án dân sự trên

địa bàn huyện Krông Nô

- Thái độ chây ỳ, dây dưa kéo dài và không tự nguyện thi hành án của đương sự khiến cho công tác giải quyết thi hành án nói chung, cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng gặp không ít khó khăn.

- Số lượng án tồ đọng năm trước chuyển sang năm sau còn lớn, số vụ việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản kéo dài, một số tài sản kê biên, bán đấu giá thành chưa giao được cho người mua trúng đấu giá do người phải thi hành án tìm mọi cách chống đối quyết liệt.

- Người phải thi hành án đang chấp hành án tù, không có tài sản, thu nhập gì tại địa phương hoặc đương sự đã đi khỏi địa phương không báo với chính quyền và không rõ địa chỉnơi đến.

- Người phải thi hành án và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có ý thức trong việc khởi kiện tại Toà án hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân chia tài sản chung, đặc biệt đối với quyền sử dụng đất cấp cho vợ chồng hoặc hộ gia đình. Do đó việc kê biên, xử lý tài sản chung gặp nhiều khó khăn, kéo dài .

2.2.3.3. Những khó khăn vướng mắc trong áp dụng quy định pháp luật

cưỡng chế thi hành án dân sựtrên địa bàn huyện Krông Nô

- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người

phải thi hành án

Từ thực tiễn công tác tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cho thấy biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế cần thiết để Chấp hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án. Theo thống kê trong 05 năm, từnăm 2012 đến năm 2016 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đã áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án đối với 09 vụ việc thi hành án, qua đó Chấp hành viên đã giải quyết dứt điểm vụ việc. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó khăn tồn tại: Khó khăn từ việc phối hợp của các tổ chức tín dụng trong việc xác minh điều kiện thi hành án, theo quy định tại Điều 11 Luật THADS các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp, thực hiện các yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án gặp nhiều khó khăn do hiện nay nước ta chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về tài khoản, tiền gửi khách hàng trong các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại. Ngoài ra, khi đã xác minh được tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án thì khó khăn vẫn chưa hết. Các tổ chức tín dụng sẽ viện dẫn Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 để từ chối cung cấp thông tin về tài khoản của người phải thi hành án. Nếu cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên kiên quyết xác minh thì các đơn vị này cung cấp một cách hạn chế. Sau khi đã thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án thì các ngân hàng lại viện lý do số tiền lớn, phải xin ý kiến của hội sở hoặc viện lý do bảo vệ khách hàng nên trì hoãn việc thực hiện quyết định

cưỡng chế của cơ quan THADS, khiến vụ việc kéo dài, dẫn đến người được thi hành án bức xúc, khiếu nại cơ quan thi hành nhiều lần. Trường hợp số tiền phải thi hành án lớn nhưng lại bị trì hoãn nằm trong ngân hàng trong khi nhu cầu tái đầu tư của người được thi hành án cấp thiết sẽ là thiệt hại không nhỏ cho người được thi hành án. Trái lại, đối với ngân hàng khoản tiền đó lại là khoản lợi nhuận đáng kể.

- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông là địa phương sản suất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong có cấu kinh tế , nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ sản xuất nông nghiệp, trồng cây cà phê, cây hồ tiều, cây điều, cây cao su … do đó nguồn thu nhập không ổn định, mang tính thời vụ, vì vậy việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án ngoài những điều kiên áp dụng được Luật thi hành án dân sự quy định còn bị hạn chế do đặc điểm nguồn thu nhập của người dân địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một bộ phận là cán bộ, công chức, viện chức, hưu trí, trong một số trường hợp Chi cục THADS huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đã áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án đối với cán bộ, công chức, viện chức, hưu trí là người phải thi hành án. Quá trình Chi cục THADS huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đã áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án cho thấy đây là biện pháp cưỡng chế ít phức tạp, không cần huy động lực lượng, ít có sự chống đối quyết liệt của người phải thi hành án, nhưng việc tổ chức thi hành án thường kéo dài nhiều tháng, nhiều năm và cũng có khó khăn nhất định, khó khăn lớn nhất của biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án và nhận thức, trách nhiệm của cơ quan liên quan. Một số trường hợp, người đang thi hành án chuyển chỗ ở, chuyển nơi công tác khiến cơ quan THADS mất thời gian

thông báo đến nơi ở, nơi công tác mới và các thủ tục phải bắt đầu lại từ đầu; chưa kể trường hợp người phải thi hành án cố tình trốn tránh nghĩa vụ, công tác THADS gặp khó khăn. Người sử dụng lao động từ chối cơ quan THADS vì lý do bảo vệ cho người lao động của mình hoặc đơn giản chỉ vì chưa có tiền lệ. Bên cạnh đó, tại Điều 78 Luật THADS và Điều 11 Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định khi áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập không quá 30% đối với tiền lương, không quá 50% với các thu nhập khác nhưng phải đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người phải thi hành án. Những bất cập này làm cho không ít hồ sơ thi hành án tồn đọng, không thi hành được mặc dù người phải thi hành án có tiền lương hưu, tiền trợ cấp hàng tháng tại bảo hiểm xã hội.

- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang

do người thứ ba giữ

Qua thực tiễn công tác cho thấy, biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là biện pháp được áp dụng chủ yếu trong 06 biên pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, đây cũng là biện pháp cưỡng chế phức tạp, trình tự, thủ tục kê biên, xử lý tài sản có nhiều bước, nhiều giai đoạn chặt chẽ và bên cạnh đó người phải thi hành án thường xuyên có sự chống đối quyết liệt, có trường hợp gia đình người phải thi hành án dùng bình ga, xăng tự thủ trong nhà để chống đối việc cưỡng chế, do đó đòi hỏi Chấp hành viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệp, kỹnăng thuyết phục, kỹ năng xử lý tình huống và cẩn trọng trong tác nghiệp. Tuy vậy, quá trình tổ chức kê biên, xử lý tài sản Chấp hành viên cũng gặp một sốkhó khăn từquy định của pháp luật như:

Khó khăn do đương sự cố tình kéo dài thời gian thi hành án bằng cách yêu cầu định giá lại tài sản kê biên, tại địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk

Nông có những vụ việc kèo dài nhiều năm (trên 5 năm) do đương sự yêu cầu định giá lại theo quy định tại Điều 99, Điều 104 của Luật thi hành án dân sự năm 2008(như vụ Phạm Ngọc Hòa), đến nay tuy Điều 99, 104 của Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014, nhưng cũng chưa triệt để, cụ thể là: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 99 của Luật THADS quy định:

“Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một

lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn

05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm

định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản” [41,

tr43].

Như vậy, quyền yêu cầu định giá lại được thực hiện sau khi kê biên, định giá tài sản cho đến trước khi thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu này, pháp luật thi hành án dân sự đã không có một quy định nào buộc đương sự phải nêu ra lý do làm căn cứ cho yêu cầu của mình. Điều này sẽ dẫn đến sự tùy tiện hoặc cố tình lợi dụng quyền yêu cầu định giá lại để kéo dài thời gian thi hành án một cách hợp pháp gây khó khăn cho công tác thi hành án. Hơn nữa, theo quy định trên thì việc định giá tài sản dù được thực hiện bằng hình thức nào, kể cả việc định giá do các bên tự thỏa thuận ngay tại thời điểm kê biên cũng có thể bị người phải thi hành án hoặc người được thi hành án yêu cầu định giá lại, điều này rõ ràng là không hợp lý, vì lẽ, các bên có quyền tự phá vỡ các thỏa thuận của chính mình và có thể sẽ gây thiệt hại cho phía còn lại mà không bị một ràng buộc nào về mặt pháp lý.

Khó khăn trong việc kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nhưng quyền sử dụng đất không phải của người phải thi hành án, thực tiễn tại

huyện Krông Nô có những vụ việc Bản án, quyết định của Tòa án chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, không kê biên quyền sử dụng đất của người khác có nhà ở, công trình gắn liền trên đất hoặc quá trình tổ chức thi hành án thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, không kê biên quyền sử dụng đất của người khác có nhà ở, công trình gắn liền trên đất, do đó quá trình xử lý tài sản cưỡng chế kê biên gặp nhiều khó khăn và giá trị nhà ở, công trình xây dựng của người phải thi hành án định giá hàng tỷđồng nhưng bán không có người đăng ký đấu giá, kết quả hạ giá nhiều lần và chỉ bán với giá rất thấp so với định giá ban đầu. Lý do dẫn đến tình trạng trên là do quy định của pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn, nên Chấp hành viên không đủ căn cứ để kê biên quyền sử dụng đất không phải của người khác có công trình xây dựng của người phải thi hành án gắn liền trên đất.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật thi hành án dân sự quy định:

“Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với

nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của

người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng

đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở

của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không

làm giảm đáng kể giá trịcăn nhà” [41, tr42].

Đây là một quy định mập mờ, nước đôi, không dứt khoát mà đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, vi vậy gây khó khăn cho việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản, đặc biệt nhiều trường hợp làm giảm giá trị tài sản của người phải thi hành án.

Khó khăn trong việc kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ, theo quy định tại Điều 91 Luật thi hành án dân sự:

“Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của người

phải thi hành án, kể cảtrường hợp tài sản được xác định bằng bản

án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài

sản đó để thi hành án; trường hợp người thứ ba không tự nguyện

giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài

sản đểthi hành án” [41, tr41].

Nhưng trong thực tế khi áp dụng quy định này thì Chấp hành viên gặp khó khăn trong trường hợp người thứ ba giữ tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án nhưng họ không chấp hành quyết định của Chấp hành viên, họ không giao nộp tiền, giấy tờ có giá. Trong trường hợp này Chấp hành viên không thể khám người, khám nhà người thứ ba để thu hồi tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án, vì pháp luật không cho phép, đặc biệt theo quy định tại Điều 70 Luật THADS thì căn cứ tổ chức cưỡng chế thi hành án gồm có 03 căn cứ là: Bản án, quyết định; Quyết định thị hành án; Quyết định cưỡng chế. Như vậy, qua phân tích như trên thì việc tổ chức cưỡng chế đối với người thứ ba theo quy định tại Điều 91 Luật THADS là chưa đủcăn cứđể tổ chức cưỡng chế.

Một số khó khăn nữa là: Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật THA dân sự thì “Khi kê biên quyền sử dụng đất, chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải

nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự” [41, tr.42]. Nhưng phát

sinh tình huống: Sau khi có được giấy tờ về quyền sử dụng đất Cơ quan thi hành án đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành tách thửa đất để thi hành án nhưng Văn phòng đăng ký đất đai từ chối với lý do diện tích đất nhỏ, không đủ diện tích tối thiểu để được tách thửa cấp giấy chứng nhận, hoặc trường hợp người phải thi hành án, người đang quản lý giấy chứng nhận không nộp lại giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, Cơ quan thi hành án đề

nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ và cấp mới cho người nhận tài sản, người mua trúng đấu giá tài sản, nhưng tại Điều 106 luật đất đai năm 2013 không có quy định về trường hợp thu hồi theo đề nghị của cơ quan thi hành án với lý do cơ quan thi hành án không thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)