La chn ph ựọ ương pháp đo lường c nh tranh trong lu nán ậ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 44)

Mục 2.2.4.1 và 2.2.4.2 đã trình bày 2 phương pháp đo lường cạnh tranh trong thị trường ngân hàng là phương pháp tiếp cận cấu trúc và phương pháp tiếp cận phi

cấu trúc. Tiếp cận cấu trúc đo lường cạnh tranh từ cấu trúc thị trường thông qua chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường là CRk và HHI trên cơ sở các giả định của mô hình SCP. Hạn chế của cách tiếp cận cấu trúc là việc đo lường cạnh tranh được thực hiện một cách gián tiếp qua các chỉ số tập trung của thị trường, tuy nhiên các chỉ số này không phản ánh đúng mức độ cạnh tranh thị trường. Ngoài ra, các giả định của mô hình SCP đôi khi không phù hợp với thực tế, nhất là đối với những thị trường có các rào cản về gia nhập và rời khỏi ngành thấp. Tiếp cận phi cấu trúc đo lường cạnh tranh trực tiếp từ hành vi của các ngân hàng trong thị trường. Tiếp cận phi cấu trúc bao gồm phương pháp tĩnh và phương pháp động. Phương pháp tĩnh bao gồm chỉ số Lerner, mô hình biến phỏng đoán và mô hình Panzar – Rosse. Phương pháp động đo lường cạnh tranh thông qua chỉ số Boone.

Mỗi chỉ số trong cách tiếp cận phi cấu trúc đều có những giả định khác nhau, do đó đối tượng đo lường khác nhau, và có ưu nhược điểm riêng (Bảng 2.2). Chỉ số Lerner đo lường mức độ trung bình sức mạnh định giá trên thị trường. Mô hình biến phỏng đoán đo lường phản ứng của đối thủ cạnh tranh khi ngân hàng tăng một phần trăm sản lượng đầu ra. Chỉ số Lerner và mô hình biến phỏng đoán là các chỉ số đo lường tốt về sức mạnh thị trường của từng ngân hàng, nhưng không phải là chỉ số đo lường mức độ cạnh tranh tốt nhất. Mức độ trung bình của sức mạnh thị trường có thể tăng, giảm hoặc duy trì ổn định, ngay cả khi các chỉ số Lerner của từng ngân hàng giảm do hiệu ứng tái phân bổ từ các ngân hàng kém hiệu quả sang ngân hàng hiệu qủa. Chỉ số Lerner thích hợp trong các nghiên cứu điều tra về sức mạnh thị trường của ngân hàng và rủi ro hoặc hiệu quả. Mô hình biến phỏng đoán rất hiếm được sử dụng ở các nước đang phát triển vì rất khó xác định hàm cung cầu do thiếu dữ liệu.

Bảng 2.2: Tổng hợp ưu nhược điểm của các phương pháp đo lường cạnh tranh

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Tiếp cận cấu trúc

Chỉ số đo lường mức độ tập trung (CRk, HHI)

Dữ liệu đơn giản

Không cần dữ liệu các biến của từng ngân hàng

Nền tảng lý thuyết thiếu vững chắc

43

Tiếp cận phi cấu trúc

Phương pháp tĩnh

Chỉ số Lerner

Đo lường sức mạnh thị trường qua từng năm Số lượng quan sát ít

Đo lường sức mạnh thị trường, không phải đo lường cạnh tranh

Mô hình biến phỏng đoán

Ước tính trực tiếp hành vi của từng ngân hàng trong tất cả các cấu trúc cạnh tranh Số lượng quan sát lớn Khó xác định hàm cung cầu Mô hình Panzar – Rosse

Ước tính thông qua các mô hình tuyến tính đơn giản

Số lượng quan sát ít

Yêu cầu phải kiểm định giả định về tính cân bằng dài hạn của thị trường

Phương pháp động

Chỉ số Boone Ước tính thông qua các mô hình tuyến tính đơn giản

Số lượng quan sát ít

Xem hiệu quả có tính một chiều

Không phân biệt các hình thức cạnh tranh

Đo lường cạnh tranh trong ngắn hạn thiếu chính xác.

Ngu n:ồ Tác gi t ng h p.ả ổ ợ

Chỉ số Boone được phát triển trong những năm gần đây dựa trên giả định rằng các công ty hiệu quả hơn sẽ nhận được ưu thế trong một thị trường có nhiều sự cạnh tranh. Chỉ số Boone có thể nắm bắt tính động của cạnh tranh, nhưng việc đo lường mức độ cạnh tranh trong ngắn hạn có thể không chính xác.

Mô hình Panzar – Rosse phân tích sự truyền dẫn của việc thay đổi giá đầu vào đến thu nhập của ngân hàng, từ đó, xác định chỉ số H-Statistic để đo lường mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng. Chỉ số H-Statistic của mô hình Panzar – Rosse là chỉ số đo lường cạnh tranh tốt đối với thị trường ngân hàng. Mô hình này phù hợp trong các nghiên cứu so sánh hành vi cạnh tranh giữa các nhóm ngân hàng

có tính chất sở hữu khác nhau (Claessens và Laeven, 2004). Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình Panzar – Rosse đòi hỏi phải thực hiện kiểm định tính cân bằng dài hạn của thị trường ngân hàng.

Từ các phân tích trên và căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu là phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam, đây là nghiên cứu có NHNNg và ngân hàng trong nước là 2 nhóm có tính chất sở hữu khác nhau phù hợp với nhận định của (Claessens và Laeven, 2004), do đó, luận án này sử dụng phương pháp tiếp cận phi cấu trúc với mô hình Panzar – Rosse để kiểm định giả thuyết liên quan đến RQ1. Đồng thời để H-Statistic được xác định chính xác, luận án này sẽ tiến hành kiểm định tính cân bằng dài hạn trước khi sử dụng mô hình Panzar – Rosse.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w