Kiểm định giả thuyết H1 và thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 116 - 118)

- Phương sai thay đổi Tự tương quan

B ng 4.13: Kt qu hi quy mô hình nghiên cu t hc nghi mb ng mô ằ hình PLS, FEM, REM và REM-RSE

4.2.4. Kiểm định giả thuyết H1 và thảo luận kết quả nghiên cứu

Để kiểm định giả thuyết H1 (Thâm nhập của NHNNg làm tăng tính cạnh

tranh của thị trường NHTM Việt Nam), luận án sử dụng kiểm định F đối với giá trị

H-NHNNg được ước lượng từ Mô hình 3.2 bằng phương pháp REM-RSE trình bày ở Bảng 4.13. Kết quả kiểm định giả thuyết H1 được trình bày trong Bảng 4.14.

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định giả thuyết H1

H-Statistic Hệ số hồi quy Giá trị

H-TTNHVN (β1 + β2 + β3) 0,543

H-NHNNg (β4 + β5 + β6) 0,169

Kiểm định F: H-NHNNg = 0 4,43**

(0,035)

Ghi chú: Giá trị P-value được ghi trong ngoặc đơn. (**) mức ý nghĩa 5%. Nguồn: Tác giả tính toán từ mẫu dữ liệu nghiên cứu bằng phần mềm STATA.

Qua Bảng 4.14 kết quả kiểm định giả thuyết H1 cho thấy giá trị H-Statistic của thị trường NHTM Việt Nam là H-TTNHVN = 0,543, trong đó đóng góp của nhóm NHNNg là H-NHNNg = 0,169 lớn hơn 0 và có ý nghĩa thống kê ở mức 95%, là cơ sở chấp nhận giả thuyết H1. Điều này cho thấy rằng thâm nhập của NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2019.

Kết quả nghiên cứu của luận án này phù hợp với một số nghiên cứu quốc tế đã thực hiện (Cho, 1990; Diallo, 2016; Jeon và cộng sự, 2011; Mulyaningsih và cộng sự, 2015; Yin, 2020).

Cho (1990) cho thấy rằng thâm nhập của NHNNg đã làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng Indonesia. Kết quả nghiên cứu của Jeon và cộng sự (2011) cũng cho thấy sự hiện diện của NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh tại thị trường ngân hàng của 17 nền kinh tế mới nổi tại châu Á và Mỹ Latinh.

117

Các nghiên cứu gần đây như Mulyaningsih và cộng sự (2015) cũng phát hiện thâm nhập của NHNNg làm gia tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng Indonesia. Nghiên cứu của Diallo (2016) tại 34 quốc gia châu Phi, và (Yin, 2020) nghiên cứu tại các nước đang phát triển cũng cho kết quả tương tự.

Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này hoàn toàn trái ngược với nghiên cứu của Yeyati và Micco (2007) và Poghosyan và Poghosyan (2010). Kết quả nghiên cứu của Yeyati và Micco (2007) cho thấy gia tăng sự hiện diện của NHNNg làm giảm mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng tại 8 nước mới nổi ở khu vực Mỹ Latinh, hay Poghosyan và Poghosyan (2010) cho rằng thâm nhập của NHNNg bằng hình thức mua lại và sáp nhập làm giảm mức độ cạnh tranh tại thị trường ngân hàng của 11 nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông Âu.

Các kết quả nghiên cứu về chủ đề này có thể giải thích căn cứ vào phương thức thâm nhập của các NHNNg. Nếu NHNNg thâm nhập bằng phương thức lập cơ sở kinh doanh mới thì sẽ làm tăng cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước; trường hợp thâm nhập bằng phương thức mua lại và sáp nhập sẽ làm giảm cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước. Nguyên nhân là khi thâm nhập bằng phương thức thành lập cơ sở kinh doanh mới, các NHNNg không có sẵn nguồn khách hàng, do đó, sẽ tập trung tìm kiếm khách hàng (quảng cáo, tiếp thị, giá dịch vụ, sự khác biệt của sản phẩm…) để giành thị phần dẫn đến tăng cạnh tranh; trong khi thâm nhập bằng phương thức mua lại và sáp nhập, các NHNNg đã có sẵn nguồn khách hàng nên việc giành thị phần sẽ ít diễn ra, ngoài ra nếu quá trình mua lại và sáp nhập của các NHNNg diễn ra với quy mô lớn sẽ dẫn đến hình thành các ngân hàng độc quyền, và kết quả là thị trường ngân hàng trở nên ít cạnh tranh hơn.

Tại Việt Nam, thâm nhập của các NHNNg chủ yếu được thực hiện bằng phương thức lập cơ sở kinh doanh mới. Trong giai đoạn nghiên cứu 2009 -2019, có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập và đi vào hoạt động, số chi nhánh NHNNg tăng từ 40 năm 2009 lên 49 năm 2019. Trong khi đó, NHNNg thâm nhập bằng phương thức mua lại cổ phần các ngân hàng trong nước chỉ có 5 thương vụ (Common Wealth of Australia mua c ph n VIB năm 2010, Internationalổ ầ

Vietcombank năm 2011, Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ mua c ph n Vietinbankổ ầ năm 2012, KEB Hana mua c ph n BIDV năm 2019ổ ầ ), nhưng có đến 7 thương vụ NHNNg thoái vốn khỏi các ngân hàng trong nước (ngân hàng ANZ thoái vốn tại Sacombank năm 2012, OCBC thoái vốn tại ngân hàng VP 2013, HSBC thoái vốn tại Techcombank năm 2016, Commonwealth Bank of Australia tại VIB năm 2017, Standard Chartered thoái vốn tại ACB và BNP Paribas thoái vốn tại OCB năm 2018, Société Générale Group thoái vốn tại SeaABank năm 2019). Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án phù hợp với thực tiễn phương thức thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu này là cơ sở để chấp nhận giả thuyết H1, trả lời cho RQ1 là thâm nhập của NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam. Đồng thời, phát hiện của nghiên cứu chứng minh sự phù hợp với lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w