Mô hình nghiên cứu đối với RQ2 bằng phương pháp chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 85)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU Ứ

3.2.1. Mô hình nghiên cứu đối với RQ2 bằng phương pháp chỉ số tài chính

83

Để xác định mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam, luận án tiến hành lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan.

Barajas và cộng sự (2000) sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để nghiên cứu tác đ ng c a thâm nh p NHNNg đ n hi u qu c a ngân hàng Colombia.ộ ủ ậ ế ệ ả ủ Nghiên c uứ sử dụng biến phụ thuộc là chỉ số hiệu quả ngân hàng như thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ nợ xấu so với tổng tài sản, và tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản. Các biến độc lập bao gồm nhóm biến đo lường thâm nhập của NHNNg là tỷ lệ số lượng NHNNg so với tổng số ngân hàng và tỷ lệ tài sản NHNNg so với tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng; nhóm biến liên quan đến đặc điểm ngân hàng: như tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi so với tổng tài sản; nhóm biến liên quan đến kinh tế vĩ mô gồm có biến tốc độ tăng trưởng GDP và biến lạm phát.

Denizer (2000) nghiên cứu tác đ ng c a thâm nh p NHNNg đ n hi u quộ ủ ậ ế ệ ả c a ngân hàng Th Nhĩ Kỳ s d ng mô hình h i quy d li u b ng. Nghiên c uủ ổ ử ụ ồ ữ ệ ả ứ sử dụng biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản, tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản và thu nhập lãi cận biên. Các biến độc lập trong mô hình tương tự Barajas và cộng sự (2000).

Unite và Sullivan (2003) sử dụng dạng mô hình tương tự Denizer (2000) để nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các ngân hàng Philippine. Ngoài các bi n đo lế ường thâm nh p c a NHNNg nh các nghiênậ ủ ư c u nêu trên, nghiên c u này thêm bi n t l s h u c ph n c a đ i tác nứ ứ ế ỷ ệ ở ữ ổ ầ ủ ố ước ngoài t i các ngân hàng trong nạ ước đ đo lể ường thâm nh p c a NHNNg. ậ ủ Shen và cộng sự (2009) cũng sử dụng mô hình với các biến tương tự Unite và Sullivan (2003) để nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các ngân hàng Trung Quốc.

Manlagñit (2011) sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến các ngân hàng Philippine. Các bi n ph thu cế ụ ộ g m 2 ch s hi u qu là ồ ỉ ố ệ ả là tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản, tỷ lệ chi

(2000).

Xu (2011) và Luo và cộng sự (2017) sử dụng mô hình với biến đo lường thâm nhập của NHNNg là chỉ số tiếp xúc và chỉ số tổng hợp để nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các ngân hàng Trung Quốc. Các nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng phương pháp chỉ số tiếp xúc để đo lường thâm nhập của NHNNg, và so sánh kết quả nghiên cứu của phương pháp tổng hợp và phương pháp chỉ số tiếp xúc. Các biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu của Xu (2011) là thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi so với tổng tài sản, và tỷ lệ chi phí ngoài lãi so với tổng tài sản. Các biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu của Luo và cộng sự (2017) là tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi so với tổng tài sản, và tỷ lệ chi phí ngoài lãi so với thu nhập ngoài lãi. Các biến độc lập bao gồm nhóm biến đo lường thâm nhập của NHNNg theo 2 phương pháp là phương pháp chỉ số tiếp xúc và phương pháp tổng hợp, nhóm biến liên quan đến đặc điểm ngân hàng và biến về kinh tế vĩ mô tương tự nghiên cứu Denizer (2000).

Các nghiên cứu ở các quốc gia và khu vực Claessens và cộng sự (2001), Claessens và Lee (2003), Lensink và Hermes (2004) cũng sử dụng mô hình tương tự như Denizer (2000).

Các nghiên cứu tại Việt Nam của Lien và cộng sự (2015) và Pham và Nguyen (2020) cũng sử dụng mô hình tương tự Denizer (2000). Các biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu của 2 nghiên cứu này là các chỉ số hiệu quả như tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi so với tổng tài sản, thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản. Các biến độc lập trong 2 nghiên cứu này tương tự Denizer (2000) gồm nhóm biến đo lường thâm nhập của NHNNg theo phương pháp tổng hợp, nhóm biến phản ánh đặc điểm hoạt động của ngân hàng và biến kinh tế vĩ mô.

Qua lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan cho thấy mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các ngân hàng

85

trong nước có biến phụ thuộc là chỉ số hiệu quả của các ngân hàng trong nước, biến độc lập bao gồm nhóm biến đo lường thâm nhập của NHNNg, nhóm biến phản ánh đặc điểm hoạt động của ngân hàng và biến kinh tế vĩ mô. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây (Denizer, 2000; Manlagñit, 2011; Lien và cộng sự, 2015; Pham và Nguyen, 2020), để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu sử dụng mô hình như sau:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w