Lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến hiệu quả của các ngân hàng trong nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 62 - 66)

Chi phí trung bình

2.3.4.Lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến hiệu quả của các ngân hàng trong nước

hiệu quả của các ngân hàng trong nước

Lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đối với hiệu quả của các ngân hàng trong nước được Levine (1996) phát triển trên cơ sở lý thuyết về tác động của công ty nước ngoài đến doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực sản xuất. Các nghiên cứu của Caves (1974), Dunning (1980), Dunning (1983) và Hymer (1960) cho rằng hoạt động của các công ty nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất có thể tạo ra (i) tác động lan tỏa, và (ii) tác động cạnh tranh lên hiệu quả của các công ty trong nước.

(i) Tác động lan tỏa

Tác động lan tỏa của các công ty nước ngoài đến các doanh nghiệp nội địa thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, hiệu ứng mô phỏng, cơ chế hình thành vốn con người và sự dịch chuyển lao động.

Th nh tứ , chuy n giao công ngh để ệ ược th c hi n khi các công ty nự ệ ước ngoài có nhu c u ầ tăng hi u qu c a các nhà cung c p ho c khách hàng thôngệ ả ủ ấ ặ qua s liên k t đ u vào - đ u ra v i các công ty trong nự ế ầ ầ ớ ước. Các công ty nước ngoài có th cung c p h tr kỹ thu t cho các bên cung ng nh m giúp hể ấ ỗ ợ ậ ứ ằ ọ nâng cao ch t lấ ượng các s n ph m trung gian, ho c h có th đ a ra các m cả ẩ ặ ọ ể ư ứ tiêu chu n ch t lẩ ấ ượng cao h n cho các nguyên li u đ u vào, t o ra đ ng l cơ ệ ầ ạ ộ ự cho các nhà cung c p trong nấ ước đ u t đ i m i công ngh . Trong trầ ư ổ ớ ệ ường h pợ các công ty nước ngoài là đ i tố ượng cung c p s n ph m (đ c bi t là các s nấ ả ẩ ặ ệ ả ph m công ngh cao) cho khách hàng trong nẩ ệ ước, các công ty nước ngoài sẽ t o ra s chuy n giao tri th c thông qua vi c cung c p d ch v đào t o đạ ự ể ứ ệ ấ ị ụ ạ ể hướng d n cách th c ho t đ ng và v n hành các s n ph m mà h cung c p.ẫ ứ ạ ộ ậ ả ẩ ọ ấ Mức độ chuyển giao công nghệ phụ thuộc vào năng lực hấp thụ và ứng dụng công

63

nghệ mới của các doanh nghiệp nội địa, môi trường kinh tế, sự tham gia của các công ty trong nước vào chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm của các công ty nước ngoài.

Thứ hai, hiệu ứng mô phỏng xảy ra khi các công ty nội địa tiến hành quan

sát, bắt chước, ứng dụng các công nghệ cao hay quy trình hiện đại mà các công ty nước ngoài đang áp dụng. Tuy nhiên, nếu tồn tại khoảng cách lớn về công nghệ hoặc mức độ phức tạp của sản phẩm được cung cấp bởi các công ty nước ngoài, thì việc quan sát, bắt chước hay ứng dụng của các công ty nội địa là chưa đủ. Do đó, một cơ chế lan truyền nữa từ các công ty nước ngoài là hiệu ứng hình thành vốn con người và sự dịch chuyển lao động.

Thứ ba, hiệu ứng hình thành vốn con người và dịch chuyển lao động xuất

hiện khi các công ty nước ngoài liên kết đào tạo tuyển dụng lao động, và khuếch tán lao động chất lượng cao (Berger và Diez, 2008; Görg và Greenaway, 2004). Để hoạt động tại các nước nhận đầu tư, các công ty nước ngoài có thể phải liên kết với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, thậm chí tài trợ chi phí đào tạo nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực phù hợp cho hoạt động sản xuất. Cơ hội việc làm tại các công ty nước ngoài có thể thúc đẩy người học lựa chọn các ngành khoa học và công nghệ mới. Khi các công ty nước ngoài không thể thuê toàn bộ lực lượng này, nó có thể làm tăng nguồn cung nhân lực chất lượng cao cho các công ty trong nước. Bên cạnh đó, người lao động làm việc cho các công ty nước ngoài được đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật và dần nắm bắt các bí quyết kỹ thuật, kỹ năng quản lý. Khi người lao động chuyển sang làm việc cho các công ty trong nước sẽ áp dụng công nghệ và kỹ năng quản lý từ các công ty nước ngoài để áp dụng cho các công ty trong nước. Nhờ sự dịch chuyển lao động mà tri thức kỹ năng được khuếch tán trong các quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Kết quả của tác động lan tỏa từ công ty nước ngoài sẽ thúc đẩy các công ty trong nước đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng mô hình quản lý hiện đại, gia tăng

chất lượng nguồn nhân lực, từ đó, làm tăng hiệu quả hoạt động của các công ty trong nước.

(ii) Tác động cạnh tranh

Các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa, và cạnh tranh trực tiếp với các công ty trong nước. Blomström và Kokko (1998) chỉ ra rằng sự xuất hiện của các công ty nước ngoài sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh đáng kể với các doanh nghiệp trong nước. Tác động cạnh tranh phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và trình độ công nghệ của nước nhận đầu tư. Đối với các nước chậm phát triển, tác động cạnh tranh của các công ty nước ngoài lên các doanh nghiệp trong nước diễn ra rất khốc liệt. Kết quả của tác động cạnh tranh trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tình trạng giảm sản lượng của doanh nghiệp trong nước trong ngắn hạn, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước bị sụt giảm, thậm chí có thể phải rời khỏi thị trường, hoặc bị thâu tóm, sáp nhập. Một số doanh nghiệp trong nước có thể tiếp tục tồn tại nếu vượt qua được giai đoạn điều chỉnh cơ cấu để thích nghi với môi trường cạnh tranh.

Dựa trên lý thuyết về ảnh hưởng của các công ty nước ngoài đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực sản xuất, Levine (1996) đã phát triển lý thuyết này trong lĩnh vực ngân hàng.

Levine (1996) cho rằng thâm nhập NHNNg sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng trong nước qua 2 tác động là tác động cạnh tranh và tác động lan tỏa. Tác động cạnh tranh xảy ra trong quá trình NHNNg tổ chức hoạt động kinh doanh sau khi thâm nhập. Do có ưu thế về tiềm lực tài chính, sở hữu công nghệ ngân hàng hiện đại, kỹ năng quản trị ngân hàng hiệu quả, sản phẩm dịch vụ đa dạng, các bí quy t marketingế , NHNNg cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng trong nước và dần chiếm lĩnh thị phần của các ngân hàng trong nước, từ đó, làm cho lợi nhuận của các ngân hàng trong nước sụt giảm.

Ngoài tác động cạnh tranh, Levine (1996) cho rằng NHNNg còn tạo ra tác động lan tỏa lên hiệu quả của ngân hàng trong nước. Tác động lan tỏa xảy ra khi

65

ngân hàng trong nước, quan sát, học hỏi, mô phỏng chiến lược kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, công nghệ từ các NHNNg. Các ngân hàng trong nước tăng cường đầu tư để thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản trị, từ đó làm tăng hiệu quả của các NHTM trong nước.

Lý thuyết về ảnh hưởng của NHNNg cung cấp cơ sở cho các tranh luận về vấn đề tại sao sự thâm nhập của NHNNg có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Những lập luận của lý thuyết này có thể được tóm lược ở 3 khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, thâm nhập của NHNNg có thể dẫn đến việc chiếm lĩnh thị phần

của các ngân hàng trong nước, dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng trong nước.

Thứ hai, thâm nhập của NHNNg có thể tạo ra tác động lan tỏa tích cực lên

hiệu quả của các ngân hàng trong nước. NHNNg giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới, công nghệ ngân hàng hiện đại và hiệu quả hơn vào thị trường ngân hàng trong nước. Sự xuất hiện của các sản phẩm dịch vụ này kích thích các ngân hàng trong nước cũng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và áp dụng công nghệ tương tự, từ đó, hiệu quả của các ngân hàng trong nước được nâng lên. Ngoài ra, sự hiện diện của NHNNg tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng trong nước tiếp cận kỹ năng quản lý ngân hàng hiệu quả. Thâm nhập của NHNNg còn giúp đổi mới cơ chế giám sát đối với hệ thống ngân hàng của cơ quan quản lý nhà nước. Điều này góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng trong nước. Tất cả những hiệu ứng lan tỏa có thể góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả ngân hàng trong nước.

Thứ ba, các NHNNg có thể giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ

thống ngân hàng trong nước. NHNNg đưa đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và các nhà quản lý giỏi để làm việc tại các chi nhánh của họ. Thông qua hoạt động này, nhà quản lý và nhân viên của các ngân hàng trong nước có thể tìm hiểu và học hỏi từ các nhân viên và nhà quản lý của NHNNg. Hơn nữa, các NHNNg có thể đầu tư đào tạo lao động địa phương làm việc cho họ. Qua quá trình chuyển dịch lao động, đội ngũ nhân viên từ NHNNg có thể chuyển sang làm việc

cho ngân hàng trong nước, từ đó, chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống ngân hàng trong nước được nâng lên và hiệu quả ngân hàng được cải thiện.

Như vậy, tùy vào sự vượt trội của tác động cạnh tranh hay tác động lan tỏa, mà tác động tổng thể đến hiệu quả của ngân hàng trong nước là tích cực hay tiêu cực. Trường hợp động cơ thâm nhập của NHNNg là theo sau khách hàng thì thường tác động lan tỏa sẽ vượt trội, còn nếu động cơ thâm nhập của NHNNg là tìm kiếm lợi nhuận thì tác động cạnh tranh sẽ vượt trội.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 62 - 66)