Phương pháp ch s tài chính ố

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 55)

Chi phí trung bình

2.3.3.1.Phương pháp ch s tài chính ố

Phương pháp chỉ số tài chính là phương pháp truyền thống dựa trên phân tích báo cáo tài chính và thường được dùng trong thực tế. Các chỉ số tài chính là công cụ quan trọng mà cơ quan giám sát, chủ sở hữu ngân hàng, khách hàng, nhà đầu tư thường sử dụng trong việc so sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM. Hệ thống chỉ số tài chính trong phân tích hiệu quả của NHTM được Wozniewska (2008) chia thành 3 nhóm: (i) nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời; (ii) nhóm chỉ số phản ánh thu nhập và chi phí; (iii) nhóm chỉ số phản ánh chất lượng tài sản.

Nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời. Những chỉ số tài chính trong

nhóm này bao gồm: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản là chỉ số chủ yếu phản ánh tính hiệu quả của ngân hàng, cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản. Trong khi, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết lợi nhuận trên vốn đầu tư của chủ sở hữu, và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường chênh lệch lãi trên tổng tài sản của ngân hàng.

Nhóm chỉ số phản ánh thu nhập và chi phí. Nhóm chỉ số này cho thấy hiệu

quả hoạt động của NHTM trong việc quản lý chi phí và tạo thu nhập. Các chỉ số trong nhóm này bao gồm:

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là thước đo phản ánh mối tương quan giữa tổng chi phí và tổng thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì ngân hàng càng hoạt động hiệu quả.

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Nó cho biết một đơn vị tài sản đã tạo ra bao nhiêu thu nhập trong kỳ phân tích.

Tỷ lệ thu nhập lãi trên thu ngoài lãi. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy tỷ lệ phụ thuộc của ngân hàng vào hoạt động cho vay càng lớn.

Nhóm chỉ số phản ánh chất lượng tài sản. Nhóm chỉ số này phản ánh việc

kiểm soát rủi ro của ngân hàng đối với tài sản. Một số chỉ số phổ biến là:

Tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu/dư nợ) cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thể hiện chất lượng tín dụng càng cao.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp.

Ngoài ba nhóm chỉ số tài chính nêu trên, trong đánh giá hiệu quả NHTM tùy vào mục tiêu phân tích, một số chỉ số tài chính khác cũng thường được sử dụng như tỷ lệ vốn vay trên vốn huy động, tỷ lệ cho vay trên tài sản, tỷ lệ vốn huy động trên tài sản, tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tài sản…

Phương pháp chỉ số tài chính là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng trong phân tích hiệu quả ngân hàng. Phương pháp này giúp xác định những điểm mạnh cũng như những mặt hạn chế của từng ngân hàng về khả năng sinh lời, tính thanh khoản và chất lượng tín dụng, cho phép phân tích và so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau hoặc giữa một ngân hàng với mức trung bình toàn

55

ngành. Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp chỉ số tài chính là mỗi chỉ số cung cấp rất ít thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng, hay nói cách khác không có một chỉ số nào cho biết hiệu quả tổng thể của một ngân hàng. Do đó, khi sử dụng phương pháp chỉ số tài chính cần phải xem xét đồng thời và tổng hợp từ rất nhiều chỉ số tài chính khác nhau, điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhầm lẫn trong quá trình phân tích. Ngoài ra, không có một tiêu chuẩn thống nhất trong việc lựa chọn các chỉ số tài chính dẫn đến tình trạng sai khác trong kết quả phân tích và thông tin từ việc phân tích không thể đáp ứng được tất cả các đối tượng sử dụng với mục đích khác nhau (Ho và Zhu, 2004).

Phương pháp chỉ số tài chính chỉ thích hợp khi ngân hàng sử dụng một đầu vào duy nhất hoặc sản xuất một đầu ra duy nhất. Tuy nhiên, thực tế ngân hàng là một tổ chức kinh doanh sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau để cung cấp các dịch vụ đầu ra khác nhau. Vì vậy, phương pháp phân tích hiệu quả biên đã được sử dụng trong việc đo lường hiệu quả NHTM nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp chỉ số tài chính.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 55)