Khái niệm, phân loại tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 27 - 30)

1.2.1.1. Khái niệm tổ chức

Thuật ngữ “Tổ chức” được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa khác nhau.

- Triết học định nghĩa: “Tổ chức nói rộng là cơ cấu của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”. Nói cách khác thì sự vật luôn tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định.

- Nhân loại học khẳng định: từ khi xuất hiện loài người, tổ chức xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện. Tổ chức khi ấy không ngừng hoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại. Theo nghĩa đó, tổ chức là một tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó. Như vậy tổ chức là một tập thể có mục tiêu, nhiệm vụ chung.

- Y học cho rằng: trong sinh vật đơn bào, các tế bào đơn lẻ thực hiện tất cả các chức năng sống, nó hoạt động một cách độc lập. Tuy nhiên sinh vật đa bào có mức độ khác nhau của tổ chức cơ thể chúng. Các tế bào cá nhân có thể thực hiện chức năng cụ thể và cũng làm việc cùng nhau vì lợi ích của toàn bộ cơ thể. Các tế bào trở nên phụ thuộc vào nhau. Từ quan niệm của y học cho thấy tổ chức chỉ có ở sinh vật đa bào, các tế bào phụ thuộc vào nhau vì lợi ích chung. Ngay trong những chuyên ngành khoa học có sự giao thao về phạm vi, đối tượng nghiên cứu cũng có những cách tiếp cận khác nhau về “tổ chức”.

hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Ở đây muốn nhấn mạnh đến hai yếu tố là chủ thể và nguyên tắc hoạt động của tổ chức (sự kết hợp có ý thức của các chủ thể) khi nhận thức về khái niệm tổ chức.

- Luật học (khoa học luật Dân sự) gọi tổ chức là pháp nhân để phân biệt với thể nhân (là chủ thể của các quan hệ pháp luật Dân sự). Theo quy định tại điều 84 Bộ luật Dân sự thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: “được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Luật học đã nhấn mạnh đến điều kiện thành lập tổ chức và các yêu cầu đảm bảo hoạt động của tổ chức.

- Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổ chức với ý nghĩa hẹp: “Tổ chức là tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó”. Quan niệm về tổ chức theo khoa học tổ chức và quản lý có nhiều điểm tương đồng với luật học.

Với cách tiếp cận và tư duy vô cùng đa dạng và phong phú về khái niệm “Tổ chức” như vậy cần có tư duy biện chứng, kế thừa, không cứng nhắc, máy móc phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu về khái niệm “Tổ chức”.

Có thể hiểu: Tổ chức là tập hợp của con người trong xã hội có phạm vi, chức năng,nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu xác định; được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau bởi những mục đích xác định và hành động để đạt tới mục tiêu chung.

1.2.1.2. Phân loại tổ chức

- Phân loại theo mục tiêu hoạt động. Mục tiêu hoạt động của tổ chức là những điều cần đạt đến thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn

của tổ chức (tức là thông qua hoạt động của tổ chức).Mục tiêu hoạt động là một trong những căn cứ để phân loại tổ chức, cụ thể là:

- Căn cứ vào mục tiêu lợi nhuận có thể phân loại tổ chức thành hai nhóm: là các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty…) và các tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận (cơ quan Nhà nước, tổ chức hành chính, tổ chức phi Chính phủ…)

- Căn cứ vào mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của thời gian thực hiện nhiệm vụ có thể phân loại tổ chức thành các nhóm như:

. Tổ chức được thành lập ra để thực hiện mục tiêu ngắn hạn (ban bầu cử, ban kiểm phiếu; tổ hoặc ban thư ký kỳ họp, đại hội…)

. Tổ chức được lập ra để thực hiện mục tiêu trung hạn (các tiểu ban chuẩn bị văn kiện đại hội của Đảng, các ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, đề án của Trung ương…)

. Tổ chức được lập ra để thực hiện mục tiêu dài hạn (các tổ chức nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu cơ bản)

- Theo mục tiêu hoạt động còn có thể phân loại thành các nhóm như: . Các tổ chức được thành lập với mục tiêu giúp người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước: vụ, cục, tổng cục, thanh tra…

. Các tổ chức được thành lập với mục tiêu cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước bao gồm: các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; cơ quan báo chí; trung tâm thông tin hoặc tin học, học viện thuộc Bộ…

- Theo ngành, lĩnh vực hoạt động: Phân loại theo ngành, lĩnh vực hoạt động là cách phân loại dựa trên hoạt động chuyên môn của các tổ chức. Theo cách phân loại này, ta có các tổ chức thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau như: quốc phòng, an ninh, ngoại giao, xây dựng, y tế, giáo dục, lao động, thương binh, xã hội, khoa học công nghệ...

- Phân loại theo quy mô của tổ chức: Quy mô thực chất là mức độ rộng lớn của tổ chức.Với ý nghĩa như vậy độ lớn của tổ chức được xem xét trên hai phương diện chính là phạm vi hoạt động và thẩm quyền của tổ chức. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính, số lượng nhân lực… Căn cứ vào quy mô của tổ chức có thể phân loại tổ chức thành các nhóm: các tổ chức có thẩm quyền chung, các tổ chức có phạm vi hoạt động rộng, các tổ chức có thẩm quyền hoạt động chuyên môn.

- Phân loại tổ chức theo các tiêu chí khác như: căn cứ theo nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc, căn cứ vào quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm…

Như vậy, có rất nhiều tiêu chí phân loại tổ chức nhưng quan trọng vẫn là cách nhìn nhận phân loại tổ chức theo tiêu chí cụ thể nào để có thể phát huy được hết hiệu quả hoạt động của tổ chức theo đúng tiêu chí phân loại đó của tổ chức.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)