Thực trạng hoạt động của tổ chức pháp chế trong các doanh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 48 - 55)

nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

2.2.1. Thực trạng hoạt động của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì hơn lúc nào hết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn thành công, phát triển bền vững không thể không tuân thủ các quy định của pháp luật và những cam kết quốc tế.

Báo chí hiện nay thường nhắc đến Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) một sân chơi lớn mang tính toàn cầu với nhiều luật lệ còn lạ lẫm với

Hội đồng thành viên

Ban Tổng giám đốc Ban kiểm soát

Văn phòng và các ban chuyên môn Các ban quản lý dự án do TKV làm chủ đầu tư Các chi nhánh, văn phòng đại diện Các công ty liên doanh Các đơn vị thành viên

các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp có thói quen làm việc “quên luật lệ ” đang cảm thấy chơi vơi vì thiếu hiểu biết pháp luật khi doanh nghiệp tham gia sân chơi WTO, thì lúc này chính là thời điểm thích hợp cần nghiên cứu thành lập một bộ phận chuyên nghiệp, độc lập là “tổ chức pháp chế” hay còn gọi là “luật sư trong nhà”, “luật sư nội bộ” để tư vấn, tham mưu giúp lãnh đạo doanh nghiệp vận dụng hợp lý đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, tìm hiểu đối tác làm ăn và nắm bắt kịp thời cơ hội và hạn chế rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Ngày 18/5/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp Nhà nước, sau đó được thay thế bằng Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Thực tế không phải không có các doanh nghiệp Nhà nước chỉ coi pháp chế doanh nghiệp như là “hình thức” song con số đó ngày càng giảm dần. Sau các vụ kiện tụng liên quan đến các hợp đồng thương mại có giá trị lớn mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam có liên quan, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rõ hơn về vai trò, sự cần thiết hay tầm quan trọng thực sự của tổ chức pháp chế doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn chủ động tham gia vào câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp để hiểu hơn về sự thay đổi trong cơ chế, chính sách của Nhà nước, để yêu cầu tư vấn. Do đó những rủi ro pháp lý từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được giảm dần.

Hoạt động của doanh nghiệp nói chung gắn liền với thị trường và chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh. Ở Việt Nam, tùy môi trường hoạt động mà tác động của quy luật này biểu hiện ở nhiều cấp độ trong các thành phần

kinh tế khác nhau. Trong những năm gần đây, với chính sách thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt là trước yêu cầu tái cơ cấu của nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản luật như: Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước; Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp do Nhà nước là chủ sở hữu liên quan đến hoạt động kinh tế, cùng với đó là hàng loạt các Nghị định, Thông tư, Quyết định hướng dẫn thi hành luật, ngoài ra một số Bộ luật đã được ban hành cũng được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và cam kết quốc tế.

Cùng với tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế trong nước, công tác pháp chế ngày càng được chú trọng và củng cố trở thành một công cụ đắc lực giúp các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước… góp phần đảm bảo cho hoạt động của các công ty, doanh nghiệp trong Tập đoàn, Tổng công ty đúng với cam kết quốc tế, quy định của pháp luật; hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này cho thấy sự cần thiết của tổ chức pháp chế chuyên trách giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật để vận dụng những chính sách đó vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc biệt, việc thực hiện định 55/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức pháp chế đã tạo những chuyển biến trong công tác pháp chế của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước nói chung. Ở các doanh nghiệp Nhà nước với việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động, các doanh nghiệp Nhà nước đã nhận thấy rõ

tầm quan trọng của công tác pháp chế. Do đó thời gian qua, nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp ở Trung ương như Tập đoàn, Tổng công ty và các loại hình doanh nghiệp Nhà nước khác thì hoạt động của tổ chức pháp chế đã quan tâm chỉ đạo việc thành lập, bố trí, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác pháp chế; đồng thời chú trọng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức pháp chế, tạo điều kiện để tổ chức pháp chế tham gia vào hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận pháp chế của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đã hoạt động có hiệu quả và tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng, củng cố và phát huy được vai trò của mình, trở thành một bộ phận không thể tách rời của doanh nghiệp, góp phần không nhỏ vào thành công của Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp chính là bộ phận tư vấn, hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp khắc phục những sai xót trong quá trình thực thi nhiệm vụ, là cầu nối doanh nghiệp với các công ty luật, các tổ chức tư vấn pháp chế để tham kiến hoặc thuê tư vấn pháp luật khi những vấn đề vượt tầm kiểm soát nội bộ.

Tổ chức pháp chế doanh nghiệp là bộ phận “sống” trong doanh nghiệp để giải quyết các công việc pháp lý hàng ngày của công ty nên họ không mất thời gian trả lời các câu hỏi xuất phát từ bộ phận quản lý doanh nghiệp. Họ hiểu rõ nội bộ cũng như tiến trình ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp, nên các giải pháp hay ý kiến tư vấn của họ thường phản ánh đúng những gì bộ phận quản lý yêu cầu. Ngày càng nhiều đơn vị trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động pháp chế doanh nghiệp, nên đã tổ chức được bộ phận pháp chế chuyên trách với chức năng nhiệm vụ được quy định rõ ràng, phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.

được thành lập từ năm 2001. Hiện nay sáp nhập với ban Hợp tác quốc tế thành ban Luật và Hợp tác quốc tế, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc Tập đoàn, với chức năng chính là tham mưu về công tác pháp lý cho Tập đoàn, góp phần đảm bảo cho các hoạt động của Tập đoàn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đặc biệt ngay từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho công tác pháp chế toàn ngành nên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Theo thống kê có 38 đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (bao gồm các công ty cấp II, các đơn vị trực thuộc, các đơn vị liên kết) thì có 7 đơn vị có bộ phận pháp lý độc lập, chuyên trách như: Vietsovpetro, PVEV, PVFC, PVFCCo, Petec và Ocean Bank. Tại một số đơn vị khác, tổ chức pháp chế được bổ sung một số chức năng nhiệm vụ khác như: Thanh tra nội bộ (ở PV Oil) hoặc quan hệ quốc tế (ở PTSC), hoặc thương mại dịch vụ (ở PVEIC). Còn ở các Tổng công ty, công ty thành viên của Tập đoàn, phần lớn bộ phận pháp chế đã được thành lập. Mô hình tổ chức của bộ phận pháp chế doanh nghiệp ở các đơn vị trong PVN khá đa dạng như Ban luật của Công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí, Ban Thanh tra pháp chế của Công ty Dầu Việt Nam, Ban pháp chế của Tổng công ty phân bón và hóa chất Dầu khí, phòng luật tại Vietsovpetro… đều gánh vác các nhiệm vụ như triển khai công tác pháp chế nội bộ của đơn vị; rà soát, cập nhật các văn bản pháp luật, ban hành xây dựng các quy chế nội bộ…

Tổ chức pháp chế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP và các hướng dẫn của Bộ Công thương về công tác pháp chế. Để cụ thể hóa các quy định của pháp luật, EVN đã xây dựng và ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của pháp chế trong EVN ban hành kèm theo

quyết định số 630/QĐ-EVN của Hội đồng thành viên EVN. Quy chế này là sự kế thừa của các quy chế về tổ chức và hoạt động pháp chế trong EVN đã được ban hành và áp dụng từ năm 1999 và năm 2008. Ngoài ra, hoạt động pháp chế cũng được ghi nhận trong quy định về chức năng, nhiệm vụ của các ban tham mưu của EVN cũng như tại các đơn vị.

Tại công ty mẹ EVN, bộ phận pháp chế được thành lập từ năm 1998 và được sắp xếp là một bộ phận thuộc ban thanh tra bảo vệ và pháp chế. Sau khi có hướng dẫn của liên Bộ Tư pháp - Nội vụ, EVN đã có chủ trương tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, xây dựng phương án thành lập bộ phận pháp chế độc lập trên cơ sở tách bộ phận pháp chế thuộc ban thanh tra bảo vệ và pháp chế thành ban pháp chế độc lập vào tháng 11/2006 với chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp Hội đồng quản trị (nay là Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc EVN về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Tập đoàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Tập đoàn; chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác pháp chế trong Tập đoàn. Hiện nay, Ban pháp chế EVN có 8 cán bộ đều có trình độ cử nhân luật trở lên. Tại các đơn vị thành viên trực thuộc đều có bộ phận pháp chế hoặc cán bộ làm công tác pháp chế đặt trong phòng tổ chức hành chính.

Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động công tác pháp chế doanh nghiệp theo Nghị định 55/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2011 bằng quy chế tổ chức hoạt động công tác pháp chế trong toàn Tập đoàn được ban hành kèm theo quyết định số 125/QĐ - Vinacomin ngày 17 tháng 01 năm 2012. Theo đó pháp chế trong TKV có nhiệm vụ công tác pháp chế doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Về tổ chức nhân sự làm công tác pháp chế, lãnh đạo Tập đoàn giao cho một phó Tổng giám đốc phụ trách, triển khai đồng bộ từ trên công ty mẹ xuống đến các công ty con, và tùy theo mô hình tổ chức

của mỗi đơn vị để bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác pháp chế cho phù hợp. Trên công ty mẹ, tổ chức pháp chế được cơ cấu thành một ban độc lập là Ban Pháp chế gồm 6 cán bộ. Dưới các công ty con toàn bộ 88 đầu mối đã bố trí cán bộ làm công tác pháp chế chuyên trách và được biên chế trong các phòng thanh tra, phòng pháp chế. Toàn bộ hệ thống có hơn 100 cán bộ pháp chế, trong đó đa số đều được đào tạo chuyên ngành luật. Theo Trưởng ban Pháp chế Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) lãnh đạo Tập đoàn ngày càng có nhiều niềm tin vào đội ngũ những người làm công tác pháp chế. Nhiệm vụ của Ban Pháp chế Vinacomin là thực hiện công tác pháp chế doanh nghiệp trong nội bộ, quản trị rủi ro trong kinh doanh. Pháp chế Tập đoàn còn đóng vai trò quan trọng trong tư vấn phòng ngừa ro pháp lý đối với các giao dịch thông qua hợp đồng bằng cách: đưa ra ý kiến thẩm định, tư vấn, góp ý đối với các dự thảo hợp đồng, có trường hợp trực tiếp tham gia đàm phán với đối tác, nhất là các hợp đồng có yếu tố nước ngoài; tổ chức hệ thống pháp chế doanh nghiệp đồng bộ từ trên xuống dưới. Trong những năm qua, Tập đoàn đã cơ bản phòng ngừa được những rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Với những Tập đoàn, Tổng công ty có quy mô lớn như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực (EVN), Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Tập đoàn Dệt may (Vinatex), Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)… thì bộ phận pháp chế có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Tập đoàn, Tổng công ty nói riêng và cho ngành mình nói chung.

Hệ thống bộ phận pháp chế trong Tập đoàn, Tổng công đã trở thành một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của doanh nghiệp, góp phần không nhỏ vào thành công của Tập đoàn, Tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những điều này cho thấy vai trò của tổ chức pháp chế trong

các doanh nghiệp Nhà nước nhất là các Tập đoàn, các Tổng công ty đã dần được coi trọng hơn trước.

Với các thành công đã đạt được, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty may 10, Tổng công ty Sông Đà… đã trở thành những thương hiệu mạnh có uy tín tại thị trường trong nước và ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)