Những đóng góp và đề xuất

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư mở Du lịch Việt Nam – Open tour JSC (Trang 64 - 68)

- Đối tượng là giáo viên:

4.Những đóng góp và đề xuất

4.1. Đối với công ty OPENTOUR JSC

Hiện nay, đội ngũ Hướng dẫn viên của công ty hầu hết có trình độ cao, song mảng kiến thức về kinh doanh du lịch còn chưa được đào tạo có bài bản.

Để thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn nữa thì nhân viên công ty và sinh viên thực tập cần được nâng cao trình độ nghiệp vụ về du lịch. Vì thế công ty cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên và sinh viên thực tập cho hợp lý bằng một số hình thức như sau:

- Bố trí hợp lý lao động, cùng một công việc bố trí cho người có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm cùng thực hiện để học hỏi.

- Thường xuyên tổ chức các buổi họp bàn rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến đi để các nhân viên học hỏi lẫn nhau.

- Công ty tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho các cộng tác viên, sinh viên thực tập có cơ hội thực tế và cọ sát nghề nghiệp giúp họ cứng cáp hơn khi bước vào nghề. - Hướng đạo giúp đỡ, giúp kinh nghiệm bổ sung kiến thức cho sinh viên thực tập.

- Có chính sách thu hút và đào tạo hướng dẫn viên giỏi thông qua các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, lương thưởng, cũng như thời gian làm việc phù hợp.

- Kết hợp với nhà trường tư vấn, đào tạo để sớm có nguồn lao động tốt đáp ứng được công việc.

Bên cạnh đó, công ty cần đào tạo đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên, nhân viên có chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ hiểu biết văn hoá, lịch sử, ngoại ngữ, biết giao tiếp văn minh lịch sự.

Tổ chức liên kết giữa địa phương với công ty du để có những hiểu biết về các điểm du lịch. Khảo sát đánh giá chất lượng, khả năng và điều kiện đảm bảo của hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch. Từ đó có kế hoạch xây dựng các tour du lịch với thời gian và chu trình phù hợp với các đối tượng khách khác nhau.

Nghiên cứu sâu sắc và triệt để các tài nguyên du lịch của địa phương. Kết quả nghiên cứu đó cần được đăng tải, và đặc biệt qua đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của công ty để giới thiệu cho khách. Đó chính là việc kết nối tìm đến những giá trị tiềm ẩn để nó phát huy giá trị trong thời đại mới với đông đảo các đối tượng khách khác nhau.

Tổ chức tốt công tác Marketing các điểm du lịch của địa phương đối với từng loại du khách cho phù hợp và hiệu quả. Phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng như tổ chức tốt việc vận chuyển khách bằng cách cho thuê các phương tiện vận chuyển đường thủy, đường bộ; bố trí khu để xe, trông giữ xe của khách an toàn, thuận tiện.

Công ty cần tuyển đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế, đạo đức nghề nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt và đặc biệt phải làm công tác tuyên truyền tốt.

Bên cạnh đó công ty cũng phải thường xuyên đào tạo lại đội ngũ hướng dẫn viên, quản lý và nghiêm khắc xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng.

Công ty cần làm công tác quảng bá cho điểm du lịch. Có mối quan hệ tốt với các bộ phận và hướng dẫn viên tại mỗi điểm du lịch.

Mặc dù, công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nghiệp vụ, nhưng để mở rộng và phát triển hơn nữa thì công ty cần có một chiến lược nhân sự lâu dài nhưng công ty cũng có thể duy trì đội ngũ cộng tác viên trong những thời điểm đông khách.

Công ty cũng cầ n tậ p trung đ ể phát triể n mả ng du lị ch quốc tế bằ ng việ c đ à o tạo nâng cao trình đ ộ ngoạ i ngữ, trình đ ộ chuyên môn nghiệ p vụ của đ ội ngũ hư ớng dẫ n viên, đ ưa ra những chư ơng trình khuyến mạ i đ ể tạ o lậ p đ ư ợc thị trư ờng khách dà i lâu của công ty…

Muốn vậy công ty cầ n phả i tổ chức nghiên cứu, đánh giá, tìm hiể u về thị trư ờng khách tiề m nă ng mà công ty sẽ hư ớng tới trong chiế n dị ch mới nà y. Tránh xả y ra những rủi ro cho công ty và ngà y cà ng khẳ ng đ ị nh đ ư ợc vị thế của mình trên thư ơng trư ờng, ngày cà ng có nhiều đóng góp to lớn cho nề n kinh tế quốc dân.

4.2. Đối với nhà trường

Nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc nhiều hơn với kiến thức thực tế thông qua việc tổ chức những chuyến học thực tế.

Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, quy trình đào tạo để sinh viên có khả năng tiếp thu và lĩnh thụ tốt nhất nguồn kiến thức.

Tăng cường đào tạo bền vững, văn hóa. Tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu cho sinh viên tham gia nhằm khuyến khích sự ham mê, tìm tòi và nghiên cứu. Liên hệ với các công ty du lịch để được sự tư vấn thiết thực, từ đó có hướng đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu ngành nghề. Mặt khác có thể làm phương pháp đầu ra giúp đỡ sinh viên sau khi ra trường.

4.3. Đối với khoa Văn hoá Du lịch

Trong thời gian thực tập tại công ty OPENTOUR JSC, sinh viên nhận ra được những kiến thức đã học là rất cần thiết khi đi vào thực tế. Nhưng bản thân em cảm thấy thời gian cho sinh viên đi thực tế của khoa còn ít. Khi tiếp cận với thực tế, sinh viên cảm thấy có nhiều điều bỡ ngỡ trước nghề, do vậy để khắc phục tình trạng này Khoa có thể bố trí thời gian học lý thuyết và thời gian học tập một cách khoa học, giúp sinh viên sau khi ra trường đỡ bỡ ngỡ với thực tế. Khi được cọ sát thực tế, bản thân sinh viên nhận thấy khả năng ngoại giao của bản thân còn chưa đủ, mà đối với một sinh viên chuyên ngành Văn hoá Du lịch là rất quan trọng. Do vậy, việc trang bị nền tảng kiến thức giao tiếp và ngoại ngữ cho sinh viên ngay trong nhà trường là điều rất có lợi cho sinh viên, giúp sinh viên bắt kịp với yêu cầu thực tế của công việc hiện nay và mai sau.

Ngoài ra, em mong muốn Khoa tạo điều kiện cho sinh viên chúng em được tự do sáng tạo tìm hiểu sâu rộng hơn về những vấn đề liên quan đến chuyên ngành của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư mở Du lịch Việt Nam – Open tour JSC (Trang 64 - 68)