Cơ cấu tiền gử

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CN CỦ CHI TP.HCM (Trang 44 - 49)

Tổng vốnhuy động

2.2.5 Cơ cấu tiền gử

2.2.5.1 Cơ cấu vốn huy động phân theo thời hạn gửi tiền giai đoạn 2011 - 2013

Tiền gửi huy động được từ NH phân theo thời hạn gửi tiền được chia làm hai loại là tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Đối với tiền gửi có kỳ hạn, KH sẽ được hưởng lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng có một hạn chế là KH phải rút tiền đúng hạn mà không được rút sớm hơn. Chính vì lãi suất của loại tiền gửi này cao nên lượng vốn huy động của NH đều tập trung chủ yếu ở loại tiền gửi có kỳ hạn này. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, KH sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn so với tiền gửi có kỳ hạn, nhưng bù lại KH có thể rút tiền bất kỳ lúc nào mà mình mong muốn. KH sử dụng loại tiền gửi này với mục đích chính là thanh toán và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về. Chính vì lãi suất thấp nên loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của NH. Sau đây là tình hình huy động vốn qua tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại NH Sacombank CN Củ Chi giai đoạn 2011-2013.

Bảng 2.9: Lượng vốn huy động phân theo thời hạn gửi tiền tại NHTMCP Sacombank CN Củ Chi giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị tính: triệu đồng, %)

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Không kỳ hạn 236.605 121.00 0 185.000 -115.605 -48,8 64.000 52,89 Có kỳ hạn 899.535 0999.00 1.139.000 99.465 140.000 14,01 Tổng 1.136.140 1.120.00 0 1.324.00 0 -16.140 - 1,42 204.000 18,21

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng huy động vốn của Sacombank CN Củ Chi

u Không kỳ hạ n giữa tiền gửi có kỳ hạn và không

Có kỳ hạn kỳ Ịlạn gịaị Boạn 2011 - 2013

Năm 2011, lượng vốn huy động từ các loại tiền gửi tại NH Sacombank CN Củ Chi khá cao lên đến 1.136.000 triệu VND. Cụ thể nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn đạt 236.605 triệu đồng, chiếm 20,83% trong tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn đã đạt 899.535 triệu VND, chiếm 79,17% tổng nguồn vốn huy động toàn CN.

Năm 2011 Năm 2012

Đến năm 2012, tổng vốn huy động được nhìn chung có giảm nhẹ so với năm 2011, chỉ đạt 1.120.000 triệu VND; giảm 16.140 triệu VND so với năm 2011, tương đương với giảm 1,42%. Sự sụt giảm của tổng vốn huy động qua tiền gửi này chủ yếu là do sự sụt giảm của lượng vốn huy động bằng tiền gửi không kỳ hạn. Lượng vốn huy động bằng tiền gửi không kỳ hạn chỉ còn 121.000 triệu đồng, giảm 115.605 triệu đồng, tương đương với 48,86% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 10,8% trong tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được trong năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do NHNN đã điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất điều hành. Nếu lãi suất bắt đầu leo thang từ tháng 05/2011, có thời điểm lãi suấthuy động VND lên đến 20%/năm thì đến tháng 03/2012, NHNN đã điều chỉnh giảm 5 lần đối với lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống còn 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 8%/năm; lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng từ 5%/năm xuống còn 2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, từ 13%/năm xuống 9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên; riêng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cho phép TCTD tự ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường áp dụng từ ngày 11/06/2012. Chính sách giảm lãi suất của NHNN đã tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường nhưng cũng làm cho các NH gặp khó khăn trong việc huy động vốn, nhất là tiền gửi không kỳ hạn. KH không còn mặn mà với việc gửi tiền không kỳ hạn tại ngân hàng mà chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn hoặc những kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Chính vì thế mà lượng tiền gửi có kỳ hạn năm 2012 vẫn tăng nhẹ so với năm 2011, cụ thể là năm 2012 lượng vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn là 999.000 triệu VND, tăng 99.465 triệu đồng, tương đương với 11,06% so với năm 2011 và chiếm 89,2% trong tổng vốn huy động toàn chi nhánh.

Đến năm 2013, tổng lượng vốn huy động được từ tiền gửi đã tăng mạnh trở lại, lên đến 1.324.000 triệu VND, tăng 204.000 triệu VND, tương đương với tăng 18,21% so với năm 2012. Lý do quan trọng là nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng khá èo uột, bấp

bênh hoặc rất khó sinh lời như trước trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng - một trong những kênh đầu tư mang lại thu nhập ổn định và “đỡ đau đầu” nhất. Lượng tiền gửi không kỳ hạn mà NH huy động tăng mạnh lên đến 185.000 triệu VND, tăng 64.000 triệu VND, tương đương 52,89% so với năm 2012 và chiếm 13,97% trong tổng vốn huy động toàn chi nhánh. Còn tiền gửi có kỳ hạn lên đến 1.139.000 triệu VND, tăng 204.000 triệu VND, tương đương 18,21% so với năm 2012 và chiếm 86,03% trong tổng vốn huy động toàn chi nhánh.

2.2.5.2 Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền tệ giai đoạn 2011-2013

Trong ba năm qua, lượng vốn huy động qua tiền gửi của NH Sacombank Chi nhánh Củ Chi tuy biến động nhiều nhưng nội tệ vẫn chiếm phần lớn trong nguồn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CN CỦ CHI TP.HCM (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w