Đối với người đi vay

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 26)

c. Các hoạt động khá

1.2.3.2. Đối với người đi vay

Hoạt động cho vay của NHTM có các kỳ hạn khác nhau: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, bên cạnh đó lãi suất linh hoạt cố định hay thả nổi. Vì thế, KH tùy ý lựa chọn kỳ hạn vay và thỏa thuận hình thức lãi suất vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.

Mặt khác, việc vay vốn NH giúp KH tập trung được vốn kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc hoàn trả vốn gốc và lãi theo hợp đồng. Bên cạnh đó, việc thỏa thuận giữa Ngân hàng và KH khi kí kết hợp đồng cho vay tạo điều kiện cho KH kinh doanh tiếp như trợ giúp vốn, gia hạn hợp đồng.

8

1.3. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM. 1.3.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Rủi ro cho vay là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàng phải chịu do KH vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.

Khi NH thực hiện hoạt động cho vay, cụ thể thì trong hoạt động đó luôn hàm chứa rủi ro tiềm ẩn, rủi ro này sẽ làm giảm khoản thu nhập của NH. Do đó, trong hoạt động quản lý toàn bộ NH luôn xác định một tỷ lệ tổn thất dự kiến nhằm hạn chế mức tối thiểu các thiệt hại về tài sản do các rủi ro cho vay gây ra.

1.3.2. Các hình thức rủi ro cho vay.

Theo khái niệm về rủi ro cho vay thì rủi ro cho vay được chia thành các hình thức sau:

> Không thu được lãi đúng hạn: Lúc này NH sẽ chuyển toàn bộ số lãi đó vào

khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp.

> Không thu được vốn đúng hạn: Khi không thu được vốn đúng hạn thì tình

hình sử dụng vốn bị ảnh hưởng và ảnh hưởng tới tính thanh khoản của tài sản. Hình thức này gây rủi ro lớn trong nhiệm vụ đảm bảo thanh khoản và tình hình sinh lời của tài sản.

> Không thu đủ lãi: Khi NH không thu được đủ lãi thì tình hình đã trở nên

nghiêm trọng. Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã gặp khó khăn không hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Lúc này NH cần có những biện pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi, tư vấn cho khách hàng hoặc có thể cung cấp thêm những khoản tín dụng cần thiết cho khách hàng nếu dự án đang đầu tư là khả thi.

> Không thu đủ vốn cho vay: Khi NH không thu đủ vốn cho vay tại thời điểm

này, NH sẽ chuyển nợ vào mục nợ không đủ khả năng thu hồi hoặc phải xóa nợ. Trên đây là 4 hình thức rủi ro cho vay có thể xảy ra đối với NH. Qua nghiên cứu để nhận biết và các biện pháp xử lý rủi ro một cách có hiệu quả nhất.

1.3.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng.

> Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà KH không trả được khi đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

Chỉ tiêu này ảnh hưởng đáng kể tới tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản của Ngân hàng, ảnh hưởng tới chi phí gia tăng làm giảm thu nhập của NH.

9

> Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ:

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã qua một thời kỳ gia hạn nợ.

Những khoản nợ này NH phải có những biện pháp thích hợp để thu lại tiền vay sao cho hợp lý nhất. Bởi vì các khoản nợ này hy vọng thu lại tiền vay là hơi khó. Lúc này khả năng chi trả của khách hàng hạn hẹp. Loại nợ này chứa đựng rủi ro cao và thường mang lại tổn thất cho NH.

1.3.4. Ảnh hưởng của rủi ro cho vay đối với Ngân hàng.

1.3.4.1. Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của Ngân hàng.

Những khoản cho vay gặp rủi ro gây cho Ngân hàng những thiệt hại về mặt tài sản khi không thu hồi được vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu của của Ngân hàng. Còn trong trường hợp Ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng ảnh hưởng tới tính thanh khoản hay rủi ro thanh khoản của Ngân hàng, do đó ảnh hưởng tới doanh thu của Ngân hàng.

1.3.4.2. Rủi ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng.

Rủi ro cho vay làm ảnh hưởng tới việc hoàn trả tiền gửi của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi được, trong khi đó Ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn và lãi đúng hạn. Chính vì thế nó đã làm hạn chế khả năng thanh toán của Ngân hàng.

1.3.4.3. Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của Ngân hàng.

Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của Ngân hàng và khả năng kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này tác động mạnh tới uy tín của Ngân hàng, làm cho lòng tin của khách hàng vào Ngân hàng bị giảm. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khách hàng tới Ngân hàng để gửi tiền cũng như sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng, do đó quy mô hoạt động của Ngân hàng bị ảnh hưởng và gây ra tổn thất về tài chính.

Mặt khác nếu Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay thì khả năng phá sản của các Ngân hàng đó là rất cao. Bởi vì khi Ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh thì khả năng thanh toán hay tính thanh khoản của Ngân hàng là không cao. Mà khi Ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ gây tâm lý bất ổn cho người gửi tiền về khả năng chi trả, dẫn tới họ rút tiền hàng loạt thì khả năng chi trả của Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn nó có thể bị phá sản.

1 0

Hậu quả phá sản của một Ngân hàng không chỉ mình bản thân Ngân hàng đó gánh chịu mà nó còn tác động tới những Ngân hàng có quan hệ với Ngân hàng này. Điều này gây ra sự phản ứng dây chuyền, dẫn đến phá sản hàng loạt của các Ngân hàng, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, mỗi Ngân hàng phải luôn quan tâm tới rủi ro trong hoạt động cho vay cũng như rủi ro tín dụng để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thực sự là đòn bẩy cho nền kinh tế phát triển.

1.3.5. Các nguyên nhân dẫn tới rủi ro cho vay.

1.3.5.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng.

> Tư cách đạo đức của người vay.

Mặc dù đa số người vay thường có ý nghĩ xuất phát tốt đẹp, với mong muốn sẽ thanh toán được nợ vay Ngân hàng từ hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình nhưng không ít người nợ có chủ tâm lừa đảo. Họ làm giả giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng nhà, lập phương án sản xuất kinh doanh giả để vay vốn Ngân hàng, hay kết hợp với các cơ quan chức năng, Bộ có thẩm quyền để lừa đảo bằng cách làm nhiều bản chứng từ sở hữu nhà đất hợp pháp của một ngôi nhà để đi vay tiền nhiều Ngân hàng.

Các khách hàng này sau khi vay được đã bỏ trốn gây tổn thất nghiêm trọng cho Ngân hàng. Khi Ngân hàng phát hiện ra khách hàng có thông tin không rõ ràng, gian dối thì chắc chắn đang tồn tại một vấn đề nghiêm trọng. Ngân hàng phải xác minh ngay mối quan hệ giữa khách hàng và chủ nợ bao gồm số tiền, các điều kiện nợ nần, tài sản thế chấp và thỏa thuận hoàn trả. Đặc biệt, không được tiết lộ các thông tin về chủ nợ cho các chủ nợ khác. Nếu khách hàng khai gian hoặc giấu diếm, không khai báo về chủ nợ của khách hàng thì Ngân hàng phải có các biện pháp kịp thời để thu hồi tối đa khoản vay trong thời gian sớm nhất.

> Thiếu thông tin hoặc sai lệch.

Ngày nay, việc thiếu thông tin về thị trường có thể coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá sản của nhiều DN. Vì trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý kinh doanh không thể thiếu thông tin được. Trên thực tế, có nhiều DN thiếu thông tin, hay thông tin sai lệch về thị trường khiến họ vấp phải nhiều trở ngại, dẫn đến làm ăn thua lỗ, nhất là trong quan hệ buôn bán với nước ngoài thì chỉ cẩn một

1 1

biến động nhỏ về giá cả hàng hóa xuất khẩu hay tỷ giá cũng

có thể gây thiệt hại

hàng tỷ đồng cho DN xuất hàng sang thị trường nước ngoài.

> Nguyên nhân do KH không chịu hợp tác.

Nếu mối quan hệ giữa Ngân hàng và KH xấu đi, KH không chịu hợp tác, không cung cấp BCTC.. .đây là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm. Ngân hàng cần phải làm sáng tỏ vấn đề, nếu thật sự xuống cấp về tài chính của KH thì Ngân hàng phải khôn khéo, tế nhị thu hồi tối đa khoản nợ.

> Nguyên nhân do yếu kém về trình độ, năng lực quản lý.

Một thực tế đáng buồn là công nghệ của ta quá lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá thành lại cao cho nên khó có thể đứng vững và tồn tại trên thị trường dưới một vòng quay lợi nhuận và tính cạnh tranh cao độ. Đối với thành phần kinh tế quốc doanh, phần lớn các nhà quản trị đều trưởng thành trong thời kỳ bao cấp, nhiều người thiếu sự năng động cần thiết và kiến thức cơ bản về kinh doanh trong cơ chế thị trường. Còn đối với các DN ngoài quốc doanh thì các ông chủ trực tiếp điều hành, phần lớn là những người không thông qua các khóa đào tạo về nghiệp vụ quản trị kinh doanh. Nhiều người trong số họ trưởng thành lên không nhờ vào kiến thức của họ mà bắt đầu sự nghiệp của mình dựa vào tài sản do gia đình, người thân trợ giúp hay những cơ may..

I.3.5.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.

Trong hoạt động tín dụng, ngoài việc xem xét cẩn thận trước khi cho vay thì công tác kiểm tra, kiểm soát cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc kiểm tra, kiểm soát tốt sẽ giúp Ngân hàng nắm bắt và xử lý kịp thời các khoản vay có phát sinh vấn đề. Tuy nhiên, một thực tế là rủi ro tín dụng bắt nguồn từ công tác kiểm tra, kiểm soát không tốt gây nên.

Hơn nữa, hệ thống thanh tra của NHNN kiểm soát các hoạt động của NHTM không thường xuyên dẫn đến thiệt hại không đáng có.

Mặc dù CBTD đã rất chú trọng đến hiệu quả của phương án SXKD, thực hiện các quy trình khảo sát, điều tra khả năng trả nợ của người vay cẩn thận nhưng do thủ đoạn của KH quá tinh vi, thêm vào đó là cơ chế chính sách của Chính phủ chưa đồng bộ. Đến nay chưa có văn bản nào quy định về trách nhiệm của cơ quan công chứng, cơ quan nhà đất nên đã không ít KH có một tài sản thế chấp đi công chứng nhiều nơi, vay nhiều Ngân hàng khác nhau hay KH có một ngôi nhà nhưng lại có

1 2

nhiều giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà. Ngoài ra, một

số văn bản hiện nay còn

có những vấn đề mâu thuẫn, bất cập.

> Một số nợ xấu, nợ khó đòi phát sinh có thể do liên quan đến quá trình thực

hiện quy trình tín dụng.

Tùy theo đối tượng KH, quy mô của khoản vay và đặc điểm của TCTD, những người làm công tác cho vay, làm tín dụng được phân công chi tiết, cụ thể từng công việc khác nhau theo quy trình tín dụng, nhưng nhìn chung, CBTD là người trực tiếp phải thực hiện toàn bộ công việc về quy chế cho vay của TCTD đối với KH, quy định bào đảm tiền vay, quy trình cho vay cụ thể của từng TCTD.

Tùy theo đặc điểm của từng NHTM và TCTD mà tính chất làm việc của CBTD cũng không giống nhau.

> Chính sách tín dụng của Ngân hàng có thể gây ra nợ xấu.

Việc cho vay tập trung quá nhiều vào một Ngân hàng, một KH hoặc một nhóm KH, ngành hàng có liên hệ với nhau.

Việc quản lý tín dụng vẫn theo lối cổ truyền. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ Ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp do chưa đa dạng hóa hoạt động đầu tư, dư nợ cho vay KH vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của Ngân hàng.

Quá tập trung, chú trọng vào tài sản bảo đảm. Trong thời gian qua, một số nhân viên tín dụng đặt vai trò của bảo đảm tín dụng không đúng chỗ, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức. Đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng gây rủi ro cho hoạt động tín dụng.

Các Ngân hàng, các TCTD cạnh tranh trong hoạt đông tín dụng. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần, các TCTD, Ngân hàng đã sử dụng các chính sách thu hút KH như đua nhau hạ thấp lãi suất cho vay trong khi tăng lãi suất huy động; nhiều NHTM đã bỏ qua các quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá KH, lẫn tránh các hàng rào kiểm soát, thông tin sai lệch.. .Và vấn đề tăng trưởng tổng dư nợ, nhiều Ngân hàng còn cho vay cả những KH hay có dự án có độ tín nhiệm thấp, kém hiệu quả; và nếu không kiềm chế, kiểm soát được tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng thì sẽ gặp nhiều rủi ro nếu tốc độ tăng trường ở mức “nóng”.

> Một nguyên nhân nữa gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng là liên quan

đến trình độ, năng lực, đạo đức của CBTD.

1 3

Điều này biểu hiện là nhận nhân viên vào làm việc không qua tuyển chọn, mà nhận con em, cháu chắt họ hàng, bạn bè, người thân, con cháu của người có quyền lực, hay các tiêu cực khác.Do đó nhân viên có trình độ, năng lực chuyên môn thấp, làm việc tùy tiện, thiếu tôn trọng các quy trình nghiệp vụ và quy định của pháp luật.

Một biểu hiện của vấn đề này nữa là cách làm việc độc đoán, gia trưởng, bè cánh, mất đoàn kết, bỏ qua các quy trình tín dụng, vô hiệu hóa bộ phận kiểm soát hay quản lý rủi ro, bao che lẫn nhau, sai phạm kéo dài, hay người vi phạm ỷ lại, tiếp tục cố tình làm trái.

1.3.5.3. Nguyên nhân do suy thoái nền kinh tế hoặc rủi ro thị trường.

Nếu khoản vay có rủi ro do bị mất thị trường hoặc nền kinh tế bị suy thoái thì Ngân hàng phải kịp thời xem xét ngay tình hình tài chính của DN và tài sản thế chấp là yếu tố quan trọng để an toàn cho khoản vay.

1.3.5.4. Nguyên nhân về môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý.

> Môi trường kinh doanh không ổn định do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, các cơ chế chính sách thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của các DN, làm đảo lộn chính sách của Ngân hàng.

> Môi trường pháp lý không ổn định. Đặc điểm nổi bật đó là các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt tín dụng Ngân hàng vừa thiếu, vừa thừa, vừa chồng chéo, vừa sơ hở và vừa bất cập.

> Chưa phù hợp với thông lệ hoạt động Ngân hàng trên thế giới cũng như cơ chế kinh tế thị trường mà Việt Nam đang chuyển đổi.

> Hiệu lực pháp lý thấp, chậm sửa đổi những bất hợp lý.

1.3.5.5. Nguyên nhân do cơ chế chính sách thay đổi.

Đây là một nguyên nhân lớn tạo nên rủi ro cho KH lẫn Ngân hàng. Do sức ép của cơ chế thị trường nên chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước luôn phải điều

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w