Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 50)

c. Các hoạt động khá

2.2.2. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Bảng 2.4: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng tại BIDV Phú Tài 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng, Vòng/năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nguồn vốn 573.04

5 791.455 8 1.072.65

Doanh số cho vay 1.176.02

7 1.368.272 8 1.578.41

Vòng quay vốn tín dụng 2,05 1,72 1,43

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011-2013)

Theo số liệu bảng trên cho thấy tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, tỉnh Bình Định trong ba năm gần đây đều tăng với mức tăng trưởng cao. Cụ thể, năm 2012 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 791.455 triệu đồng, tăng 218.410 triệu đồng so với năm 2011 là 573.045 triệu đồng; năm 2013 là 1.072.658 triệu đồng, tăng 281.203 triệu đồng so với năm 2012. Doanh số cho vay của chi nhánh năm 2012 đạt 1.368.272 triệu đồng, tăng 192.245 triệu đồng so với năm 2011 đạt 1.176.027 triệu đồng; năm 2013 đạt 1.578.418 triệu đồng, tăng 210.146 triệu đồng so với năm 2012.

Qua bảng số liệu này cho chúng ta biết được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng cao. Đây cũng là kết quả hoạt động tích cực của CBNV cộng với những chính sách phù hợp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài đã được kết quả đáng khích lệ, góp phần vào phát triển kinh tế đang còn non trẻ của tỉnh nhà.

Mặt khác vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh Phú Tài ngày càng giảm, điều này thể hiện công tác tổ chức điều hành vốn của Chi nhánh là rất tốt. Cho vay đúng đối tượng, KH sử dụng vốn vay đúng mục đích.. .Năm 2011 là 2,05 vòng/năm, năm 2012 là 1,72 vòng/năm và năm 2013 là 1,43 vòng/năm.

2.2.3. Dư nợ cho vay tại BIDV Phú Tài, tỉnh Bình Định.

Bên cạnh công tác huy động vốn thì việc cho vay làm sao cho có hiệu quả là vấn đề mang tính sống còn của Ngân hàng. Chi nhánh Phú Tài đã mở rộng đầu tư tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế, áp dụng nhiều hình thức cho vay đa dạng và phong phú nhằm khai thác triệt để nhu cầu của KH thuộc mọi thành phần kinh tế.

Ngân hàng luôn chú trọng tới việc sử dụng vốn sao cho có lợi cho cả Ngân hàng lẫn KH. Ngân hàng luôn đặt vị trí sử dụng vốn làm vị trí hàng đầu trong hoạt động

SVTH: NGUYỄN NGỌC HẢI CHÂU GVHD: GS. TS. VÕ THANH THU

3 2

kinh doanh của mình. Sử dụng vốn là khâu mấu chốt cuối cùng và quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của Ngân hàng.

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay của BIDV Phú Tài 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

3 3

vay tín chấp, cầm cố, bảo lãnh, thế chấp.phù hợp với từng

đối tượng thuộc mọi

thành phần kinh tế.

2.2.4. Quan hệ dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động.

Ngân hàng là một loại hình DN kinh doanh hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ. Cũng giống như các DN khác, Ngân hàng cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được điều đó Ngân hàng phải tính toán sao cho tổng nguồn vốn huy động phải sử dụng hết. Trên thực tế có những ngân hàng không sử dụng hết nguồn vốn huy động để gây ra tình trạng ứ đọng vốn, có những ngân hàng lại không đủ nguồn huy động để cho vay tức dư nợ cho vay lớn hơn nguồn vốn huy động khiến ngân hàng phải vay NHNN.

Bảng 2.6: Quan hệ dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Huy động vốn 573.04 5 791.45 5 1.072.658

Dư nợ cho vay 823.56

4 954.721 1.127.890 Thiếu vốn 250.51 9 163.26 6 55.232

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011-2013)

Theo số liệu bảng trên cho ta thấy chỉ tiêu huy động vốn và chỉ tiêu dư nợ của các năm tăng so với năm trước và tốc độ tương đối nhanh. Cụ thể, năm 2011 Chi nhánh huy động được 573.045 triệu đồng nhưng dư nợ lại lên tới 823.564 triệu đồng dẫn đến ngân hàng phải đi vay 250.519 triệu đồng; số tiền vốn huy động được năm 2012 là 791.455 triệu đồng, dư nợ cho vay đạt 954.721 triệu đồng, ngân hàng phải đi vay thêm 163.266 triệu đồng; năm 2013 huy động được 1.072.658 triệu đồng, dư nợ cho vay đạt 1.127.890 triệu đồng, ngân hàng đi vay thêm 55.232 triệu đồng. Vốn huy động và dư nợ cho vay ngày càng tăng, điều này cũng dễ hiểu vì thành phố Quy Nhơn đang trên đà phát triển, nhu cầu sử dụng tiền rất lớn. Các tổ chức kinh tế, người dân đang rất cần có vốn để đầu tư hoạt động mà số tiền dư thừa để gửi tiết kiệm thì không có nhiều. Do vậy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài thường xuyên phải vay vốn của Ngân hàng cấp trên.

2.2.5. Quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

> Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm: 3

4

3 5

hàng phải phân tích một cách chính xác, trung thực, minh

bạch để phân loại nợ vào

các nhóm phù hợp với mức độ rủi ro cụ thể như sau:

- Nhóm 2 cáckhoản tổn thất tối đa5% giá trị nợ gốc.

- Nhóm 3 cáckhoản tổn thất tối đa5% - 20% giá trị nợ gốc. - Nhóm 4 cáckhoản tổn thất tối đatrên 20% - 50% giá trị nợ gốc. - Nhóm 5 cáckhoản tổn thất tối đatrên 50% giá trị nợ gốc.

Trường hợp sau khi đánh giá mức độ suy giảm để phân loại nợ vay vào các nhóm theo quy định và khoản nợ đó đã phân loại theo định lượng thời gian vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì phải phân khoản nợ đó vào nhóm nợ có rủi ro cao nhất

Quyết định quy định tỷ lệ trích lập dự phòng và tính toán trích lập dự phòng như sau: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 0%. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 5%. - Nhóm 3 (Nợ dưới chuẩn) 20%. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 50%. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 100%.

Bảng 2.7: Tình hình phân loại nợ tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nhóm 1 283.57 2 % 94,52 309.950 98,39% 1 340.72 % 98,75 Nhóm 2 0 - 46 0 0,15 % 79 0,05 % Nhóm 3 42 0 % 0,14 0 1.00 % 0,32 0 3.00 % 0,86 Nhóm 4 8 0,01 % 90 0,03 % 0 - Nhóm 5 16.000 5,33 % 3.50 0 1,11 % 1.20 0 0,34 % TỔNG 300.00 0 % 100 315.000 % 100 0 345.00 % 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011-2013)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy tình hình phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài rất tốt. Các nhóm nợ được đánh giá cụ thể qua các năm. Phần lớn dư nợ cho vay của chi nhánh đều nằm ở nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn). Cụ thể năm 2011 là 283.572 triệu đồng, chiếm tỷ

SVTH: NGUYỄN NGỌC HẢI CHÂU GVHD: GS. TS. VÕ THANH THU

3 6

trọng 94,52%. Năm 2012 đạt 309.950 triệu đồng tăng tỷ trọng lên 98,39%. Nợ đủ tiêu chuẩn vẫn tiếp tục tăng đến năm 2013 với tỷ trọng 98,75% đạt 340.721 triệu đồng.

2.2.6. Tình hình nợ xấu tại BIDV Phú Tài.

Nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng, một ngân hàng hoạt động tốt thường chỉ tiêu nợ xấu trên tổng nợ cực thấp và ngược lại ngân hàng nào có nợ xấu lớn thì cũng không được coi là ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt.

Trong hệ thống ngân hàng, nợ xấu được coi là chỉ tiêu thi đua, nếu chi nhánh nào để nợ xấu lớn thì sẽ bị cắt chỉ tiêu thi đua, các khoản thưởng cho CBNV cũng bị cắt theo, đồng thời cũng bị khiển trách, phê bình nặng.

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 sovới

2011

2013 so với

2012 Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ Số tiền Số tiền

Nợ dưới chuẩn 0 42 %2,55 0 1.00 21,79% 3.000 71,43% 580 0 2.00 Nợ nghi ngờ 8 0,05 % 90 %1,96 0 0 82 (90) Nợ có khả năng mất vốn 16.000 97,4 % 0 3.50 76,25% 1.200 28,57% (12.500) (2.300) TỔNG 16.428 100 % 4.59 0 100 % 4.200 100% (11.838) (390 ) 3 7

3 8

Qua bảng trên nhận thấy rằng tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài ngày càng giảm. Năm 2011, tỷ trọng nợ xấu là 5,48% tổng dư nợ cho vay, năm 2012 giảm xuống còn 1,46% và đến năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,22%. Trong đó, nhóm nợ có khả năng mất vốn giảm đáng kể từ 16.000 triệu đồng năm 2011 xuống còn 3.500 triệu đồng năm 2012, giảm được 12.500 triệu đồng và đến cuối năm 2013 chỉ còn 1.200 triệu đồng, giảm 2.300 triệu đồng so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 28,57% trong tổng dư nợ cho vay. Tình hình nợ xấu gần đây có xu hướng giảm thể hiện chất lượng tín dụng Chi nhánh Phú Tài khá tốt. Để đạt được thành tích này là nhờ một phần vào người dân địa phương chăm chỉ làm ăn, kinh doanh, nhiều ngành như đánh cá, du lịch, cảng biển...ở nơi đây đang trên đà phát triển mạnh nên có thể trả được nợ, một phần nữa là nhờ vào tinh thần làm việc cẩn thận, tỉ mỉ của CBNV.

2.2.7. Những thành công và tồn tại hạn chế trong hoạt động tín dụng củaBIDV Phú Tài, tỉnh Bình Định. BIDV Phú Tài, tỉnh Bình Định.

2.2.7.1. Thành công.

> Ngân hàng đã thực hiện đúng và đầy đủ các định hướng chung và quy định đối với hoạt động tín dụng.

> Ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định và phân loại KH, thường xuyên tiếp cận các DN vừa và nhỏ để nâng dần khối lượng đầu tư trên cơ sở bảo đảm an toàn vốn.

> Ngân hàng thường xuyên bám sát, tiếp cận các dự án thuộc mục tiêu, chiến lược của Chính phủ, của các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị KH nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư.

> Tình hình phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Phú Tài rất tốt. Nhờ vào đó, Ngân hàng có thể kiểm soát tốt đồng vốn vay của mình.

2.2.7.2. Tồn tại.

a. Dư nợ tín dụng khá cao.

Theo như bảng 2.6, dư nợ cho vay ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 dư nợ đạt 823.564 triệu đồng, năm 2012 đạt 954.721 triệu đồng, năm 2013 đạt 1.127.890 triệu đồng. Tăng trưởng dư nợ tín dụng là một tín hiệu tốt nếu các dòng vốn đó đi đúng mục tiêu các chính sách của Chính phủ đề ra, nhưng nếu không

3 9

kiểm soát tốt, để nguồn vốn đó đi vào các kênh đầu cơ rủi

ro cao thì hiệu quả kinh

doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.

b. Dư nợ cho vay tăng nhanh hơn vốn huy động nên Ngân hàngchưa tự chủ về đồng vốn, thường xuyên phải vay vốn ngân hàng cấp trên. chưa tự chủ về đồng vốn, thường xuyên phải vay vốn ngân hàng cấp trên.

Qua bảng 2.6 ta thấy bên cạnh dư nợ cho vay tăng thì nguồn vốn huy động cũng tăng theo qua các năm nhưng số vốn huy động lại luôn ít hơn dư nợ cho vay. Năm 2011, ngân hàng thiếu vốn là 250.519 triệu đồng, năm 2012 thiếu 163.266 triệu đồng và năm 2013 thiếu 55.232 triệu đồng. Điều này cho thấy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa tự chủ về vốn, thường xuyên phải vay vốn NH cấp trên. Việc thiếu vốn như vậy làm cho ngân hàng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng cao của KH.

c. Nợ xấu chủ yếu tập trung vào nhóm nợ dưới chuẩn, nợ nghingờ và nợ không thu hồi được. ngờ và nợ không thu hồi được.

Dựa vào bảng 2.8, nhận thấy tại Chi nhánh Phú Tài nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2011 là 16.000 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống còn 3.500 triệu đồng, sang năm 2013 chỉ còn 1.200 triệu đồng. Trong khi đó, nợ dưới chuẩn năm 2011 đạt 420 triệu đồng, năm 2012 tăng lên là 1.000 triệu đồng, sang năm 2013 lên đến 3.000 triệu đồng.

d. Đối với CBTD, Ngân hàng chưa có hình thức khen thưởngthích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay. thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay.

Hiện nay, tại Chi nhánh, chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay. Những CBNV làm việc tốt, hoàn thành công việc một cách xuất sắc cũng được đối đãi như những CBNV khác. Điều này làm cho nhiều CBNV không tối đa hóa năng lực trong mọi hoạt động NH, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Việc này cứ tiếp diễn mãi sẽ gây tâm lý chán nản trong CBNV, làm cho họ không có động lực làm việc, dẫn đến hoạt động SXKD không được nâng cao.

e. Việc áp dụng Marketing vào hoạt động ngân hàng còn nhiềuhạn chế. hạn chế.

Khả năng đi vào thương trường của ngân hàng chưa cao, nhất là phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt. Công tác marketing chưa được ngân hàng áp dụng một cách mạnh mẽ. Vì vậy, có nhiều KH chưa biết những tiện ích trong các nghiệp

4 0

vụ mà BIDV có thể cung cấp khiến cho việc mở rộng tín dụng

tại chi nhánh gặp

nhiều khó khăn.

2.2.7.3. Nguyên nhân.

a. Nguyên nhân khách quan.

> Từ phía DN vay vốn.

• Không có các dự án khả thi.

• DN không có đủ vốn tự có để tham gia dự án.

> Các yếu tố từ môi trường kinh tế, xã hội và pháp luật.

• Sau khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, nền kinh tế đang phục hồi nên tạo điều kiện cho sự phát triển của các DN nói chung và các ngân hàng nói riêng.

• Thành phố Quy Nhơn đang trên đà phát triển nên nhu cầu sử dụng tiền rất lớn. Các tổ chức kinh tế, người dân đang rất cần có vốn đề đầu tư hoạt động mà số tiền dư thừa để gửi tiết kiệm thì không có nhiều.

• Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã dược cải thiện nhiều nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường.

b. Nguyên nhân chủ quan.

> Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài chưa có phòng Marketing.

> Quá tải đối với CBTD.

> Nguồn cung cấp thông tin hạn chế.

> Chi nhánh Phú Tài chưa thực sự tích cực tìm kiếm, thu hút KH, còn thụ động chờ KH tìm đến.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, tỉnh Bình Định. Sau đó đi sâu phân tích tình hình huy động vốn, hoạt động cho vay, phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và tìm ra những thành công, tồn tại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài giai đoạn 2011-2013. Các kết luận ở chương 2 tạo cơ sở thực tế để đề xuất những giải pháp ở chương 3.

4 1

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI

NHÁNH PHÚ TÀI, TỈNH BÌNH ĐỊNH ^^^^^

3.1 GIẢI PHÁP.

Để khắc phục những tồn tại ở chương 2, tôi xin đề xuất những giải pháp thực hiện sau đây cho Chi nhánh Phú Tài:

3.1.1. Ngăn ngừa và xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.

3.1.1.1. Nội dung giải pháp.

• về ngăn ngừa những khoản nợ xấu:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 50)