Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Thực trạng đảm bảo tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội — Chi nhánh Đông sài gòn (Trang 31 - 33)

- Danh mục tài sản đảm bảo

- Tưng ứng với mỗi hình thức bảo đảm là các loại hình tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Khi yếu tố thị trường thay đổi thì giá trị của từng loại tài sản khác nhau, quản lý danh mục tài sản đảm bảo tốt tức là ngân hàng phải duy trì giá trị danh mục luôn tương ứng với giá trị khoản vay, ít chịu tác động khi các yếu tố các thay đổi. Các loại hình tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng được ngân hàng chấp nhận ngày càng đa dạng nhằm tạo sự hài hòa giứa loại hình tín dụng và tài sản đảm bảo hữu hình như phương tiện giao thông, đất đai, nhà cửa, máy móc.. ..và cả những tài sản vô hình như các quyền tài sản. Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ít chịu rủi ro về giảm hay mất giá trị trong tương lai so với động sản, vì vậy, ngân hàng thường dễ dàng chấp nhận loại hình này nên tỷ trọng loại hình này rất cao trong danh mục tài sản đảm bảo. Đối với tài sản là động sản như phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, hàng hóa.có rủi ro cao về giảm giá trị tài sản, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản này nên tỷ trọng tài sản này chiếm thấp nhất. Đối với giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu. Trong đó, sổ tiết kiệm có tính ưu việt hơn hẳn, tỷ lệ cho vay có thể lên tới 100% giá trị sổ. Cổ phiếu cũng được chấp nhận trong thời gian gần đây, tuy nhiên giá trị cổ phiểu thay đổi thường xuyên và không ổn định tùy vào diễn biến thị trường chứng khoán nên ngân hàng cũng thận trọng với việc bảo đảm bằng tài sản này, vì vậy, tỷ trọng của tài sản thường thấp hơn so với sổ tiết kiệm.

- Dựa vào yếu tố rủi ro và giá trị của tài sản đảm bảo ngân hàng tạo lập danh mục đa dạng, phù hợp và phương thức bảo đảm tốt sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro.

- Định giá tài sản đảm bảo

- Tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định mức cho vay. Xác định chính xác giá trị tài sản đảm bảo là yếu tố hết sức quan trọng giúp ngân hàng đảm bảo được quyền lợi cho chính b ản thân mình và cho khách hàng. Tuy nhiên, công tác thẩm định là rất khó khăn vào phức tạp nên nguy cơ xảy ra là điều khó tránh khỏi. Tùy theo từng điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà việc thẩm định

- tài sản đảm bảo do một bộ phận chuyên trách hay do chính cán

bộ tín dụng phụ

trách hồ sơ chịu trách nhiệm thẩm định. Trong khâu thẩm định

có thể chia ra làm

hai mảng như sau:

- + Thẩm định tính pháp lý của tài sản chủ yếu vẫn dựa trên những kê khai của khách hàng và các loại giấy tờ chứng nhận do khách hàng cung cấp. Các loại giấy tờ hay văn bản chứng minh này phải là bản gốc và phù hợp với quy định chung của ngân hàng.

- + Định giá tài sản do ngân hàng tự tiến hành định giá hoặc thuê tổ chức khác định giá. Mỗi ngân hàng đều xây dựng quy trình định giá dựa trên những tiêu chí và phương pháp định giá riêng nhưng vẫn tuân theo nguyên tắc giá thị trường của tài sản, mức giá chuyển nhượng thực tế tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Việc định giá có thể do một hoặc một nhóm cán bộ tham gia định giá và được lập thành văn bản lưu hồ sơ. Kết quả định giá có thể nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào loại hình tài sản và các loại giấy tờ có liên quan mà ngân hàng yêu cầu.

- Mỗi ngân hàng đều có quy định cụ thể về mức tỷ lệ này. Bên cạnh việc định giá tại thời điểm ký kết hợp động bảo đảm, ngân hàng còn quy định về việc định kỳ đánh giá lại tài sản bảo đảm quyền lợi cho ngân hàng và cả khách hàng.

- Đăng ký giao dịch bảo đảm

- Để đảm bảo quyền lợi, sau khi thực hiện công chứng hợp đồng bảo đảm, ngân hàng còn đi đăng ký giao dịch bảo đảm. Mặc dù, ngân hàng đang nắm giữ bản chính giấy tờ chứng nhận sở hữu hay quyền sử dụng tài sản nhưng không có gì chắc chắn rằng các loại giấ tờ này không bị thất lạc ra ngoài hoặc không có gì sai sót trong khâu công chứng hợp đồng bảo đảm. Nếu có xảy ra tranh chấp trong quá trình xử lý tài sản, ngân hàng nào đăng ký giao dịch bảo đảm trước sẽ có quyền ưu tiên thanh toán trước.

- Quản lý tài sản đảm bảo

- Ngân hàng nắm giữ chủ yếu là các loại giấy chứng nhận quyền sử hữu, quyền sử dụng hay giấy tờ có giá nên việc quản lý, giám sát cũng không có gì trở ngại nhưng cũng rất cần thiết để tránh trường hợp mất mát hoặc thiếu sót do khách hàng chưa kịp bổ sung. Đối với tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, phương tiện giao

- thông, hàng hóa... phục vụ cho quá trình sản xuất - kinh

doanh thì đòi hỏi cán bộ

tín dụng phải tự mình xuống cơ sở xem xét. Nhờ vậy, cán bộ

tín dụng có thể kiểm

tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra số

lượng hàng hóa tồn kho

và đối chiếu với sổ sách, kiểm tra việc thực hiện các điều

khoản đã cam kết trong

hợp đồng bảo đảm như đầu tư cải tạo, nâng cấp, điều kiện bảo

quản tài sản.và

quan trọng hơn hết là kiểm tra xem có còn tài sản hay không.

Đồng thời, cán bộ tín

dụng cũng thực hiện luôn việc đánh giá lại tài sản bảo đảm.

Tùy theo tình hình cụ

thể mà ngân hàng kịp thời có phương án đối phó nhằm ngăn chặn

hoặc hạn chế rủi

ro.

- Xử lý tài sản đảm bảo

- Khả năng xử lý tài sản đảm bảo với chi phí thấp, thủ tục nhanh chóng giúp bảo đảm quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng. Việc xử lý tài sản đảm bảo phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch.

- Trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo, việc thu hồi tài sản để xử lý sẽ rất khó khăn nếu như chủ sở hữu không có thiện chí giao tài sản. Trong trường hợp này ngân hàng phải nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quan chức năng. Thông thường, việc thu hồi tài sản là trách nhiệm của cán bộ tín dụng, nhưng để thuận tiện cho việc xử lý tài sản bảo đảm,, một số ngân hàng lớn đã thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng đảm bảo tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội — Chi nhánh Đông sài gòn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w