Chính phủ cần tạo điều kiện để việc việc phát mại tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu Thực trạng đảm bảo tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội — Chi nhánh Đông sài gòn (Trang 77)

qua trung tâm đấu giá được thuận lợi hơn.

- Việc bán tài sản thế chấp tại Trung tâm bán đấu giá theo quy định phải được UBND cấp có thẩm quyền cho phép bán đấu giá. Như vậy, Trung tâm bán đấu giá chưa thực sự có đủ chức năng quyền hạn để việc bán đấu giá tài sản được dễ dàng và thuận lợi hơn. Sau khi có sự chấp thuận của UBND cấp có thẩm quyền thì việc tổ chức bán đấu giá tại Trung tâm bán đấu giá gặp không ít khó khăn, việc có tiếp nhận hồ sơ bán đấu giá hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và thái độ của Trung tâm bán đấu giá. Khả năng bán được tài sản cũng rất mong manh, bởi tâm lý người mua ít ai chịu mua loại tài sản phải qua đấu giá này vì họ cho rằng đây là tài sản gán nợ, không đem lại may mắn và nếu có mua thì họ chỉ chấp nhận mức giá rất thấp. Do đó, việc bán tài sản qua Trung tâm đấu giá tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Bên thế chấp thường không đồng ý vì họ cho rằng bán tài sản thế chấp qua Trung tâm đấu giá thấp hơn so với giá trên thị trường, còn ngân hàng thì khó thu hồi

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Đình Nguyên

- đủ nợ. Để tạo điều kiện cho việc bán tài sản qua Trung tâm bán

đấu giá dễ dàng

hơn, đề nghị Chính phủ:

- + Giảm lệ phí bán đấu giá tài sản thông qua Trung tâm bán đấu giá.

- + Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, pháp lý không cần thiết khi bán đấu giá tài sản thông qua Trung tâm, tạo điều kiện cho tài sản được mua bán chuyển nhượng dễ dàng nhanh chóng.

- + Sớm thành lập thêm nhiều Trung tâm đấu giá mang tính chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân với đầy đủ chức năng quyền hạn để giải quyết công việc nhằm thực hiện nhanh chóng thuận tiện cho các bên khi có tài sản phải xử lý mà cần có sự tham gia của Trung tâm bán đấu giá.

3.3.2 Kiến nghị vói các bộ ngành có liên quan

- Bộ tư pháp: Bộ tư pháp cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản liên quan tới vấn đề đất đai, đăng ký giao dịch bảo đảm, tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện một cách đầy đủ, chính xác các quy định pháp luật. Bên cạnh đó cần có các biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các tổ chức tín dụng, cá nhân có thể hiểu và thực hiện đúng theo qui định.

* về phía Tòa án và các cơ quan công an, chính quyền địa phương:

- Tòa án nên có những văn bảo hướng dẫn cụ thể về quy trình thụ lý vụ án kinh tế. Nên rút ngắn thời gian và thủ tục, giấy tờ tạo điều kiện cho các ben liên quan tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo khả năng thu nợ của bên nhận cầm cố, thế chấp. Khi các TCTD đã khởi kiện ra tòa án kinh tế thì đề nghị tòa án xử lý nhanh chóng và có biện pháp cưỡng chế thi hành án hiệu lực, đề nghị tòa án xử lý nhanh chóng và có biện pháp cưỡng chế thi hành án hiệu lực.

- Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật hợp tác và hỗ trợ tích cực hơn với TCTD trong việc thực hiện quyền truy đòi tài sản.

- *Bộ Tài chính:

- Bộ cần có các qui định để đảm bảo tính minh bạch cho các báo cáo tài chính, tính chính xác trong việc công bố số liệu của các doanh nghiệp để ngân hàng có được thông tin chính xác và đưa ra quyết định cho vay và đầu tư an toàn hơn.

* Bộ Tài nguyên - Môi trường:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Đình Nguyên

- Bộ nên đưa ra những văn bản hướng dẫn riêng về việc chuyển nhượng tên tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất áp dụng đối với trường hợp người mua tài sản là tài sản phát mại của ngân hàng.

3.3.3 Kiến nghị vói NHNN

- Đề nghị NHNN tăng cường tiếp xúc và đệ trình những vướng mắc khó khăn lên Chính phủ, Quốc hội nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ. Ví dụ như tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất đòi hỏi NHNN Việt Nam cần tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ đề xuất lại với Chính phủ, Quốc hội để có thể sửa đổi bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất để có thể miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các TCTD, thuế chuyển nhượng tài sản nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng trong những trường hợp phải xử lý để thu hồi nợ. Nếu kiến nghị đó không được chấp nhận thì ít nhất nên giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống dưới mức hợp lý.

- NHNN cần chủ động phối hợp với các Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Tổng cục địa chính nhằm sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm hoàn thiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về xác minh tính hợp pháp của tài sản, về quyền ưu tiên trong xử lý tài sản bảo đảm.

- Nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, nhằm đảm bảo thị trường tài chính hoạt động và cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn việc hạ thấp tiêu chuẩn, nguyên tắc tín dụng để cạnh tranh thu hút khách hàng. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện một cơ chế tín dụng thống nhất, một hệ thống các biện pháp bảo đảm tiền vay để đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động tín dụng. Những sai sót, vi phạm phải được xử lý kịp thời và nghiêm túc đối với cá nhân, tập thể, cả TCTD trong và ngoài quốc doanh.

- Ngân hàng nhà nước cần quan tâm quản lý, giảm sát hoạt động của thị trường bất động sản nhằm nâng cao tính minh bạch, tính ổn định của thị trường, tạo cơ sở cho việc định giá được chuẩn xác hơn, hạn chế rủi ro giá tăng cao. Tuy NHNN đã có quy định việc không áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với người vay mua nhà, sửa chữa hà nhưng cần thiết hơn là quy định một giới hạn cho vay bất động sản chung cho ngân hàng thì sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Đình Nguyên

- KẾT LUẬN

- Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng luôn

gắn liền với đảm bảo tín dụng. Để có thể tồn tại, phát triển vừa có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng thì mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình các kế hoạch và biện pháp riêng.

- Đề tài khóa luận đã khái quát những vấn đề cơ bản nhất về đảm bảo tín dụng

trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở các nội dung đó, Báo cáo tiếp tục nghiên cứu thực trạng ĐBTD tại Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Đông Sài Gòn, đồng thời đánh giá các kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác nâng cao chất lượng ĐBTD. Từ đó khóa luận cũng đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng ĐBTD, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Do thời gian nghiên cứu còn ít, nhận thức của bản thân em còn hạn chế nên

khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp giúp đỡ của các thầy cô để Khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Đình Nguyên

- TÀI LIỆU THAM KHẢO

- ^$^

1. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng.

- Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

3. ThS.Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu Thực trạng đảm bảo tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội — Chi nhánh Đông sài gòn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w