Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK (Trang 27 - 28)

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của KH. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khau sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một điều không may là khâu quan trọng này lại là khâu khó xử lý nhất và thường dễ phạm phải sai lầm nhất. Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này là :

• Quyết định chấp thuận cho vay đối với KH không tốt

• Từ chối cho vay đối với một KH tốt

Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại uy tín và mất cơ hội cho vay.

Nhằm hạn chế các sai lầm trên cần chú trọng hai vấn đề :

• Thu thập, xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định.

• Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc người có năng lực phân tích và phán quyết.

4. Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho KH trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không.

Nguyên tắc giải ngân luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy nhiên,giải ngân cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó

khăn và phiền hà cho KH.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK (Trang 27 - 28)

w