Đánh giá hoạt đông tín dụng cánhân của Techcombank

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK (Trang 64 - 68)

VIỆT NA M TECHCOMBANK

3.1 Đánh giá hoạt đông tín dụng cánhân của Techcombank

3.1.1 Tích cực

Tuy tình hình kinh tế trong vài năm gần đây có khởi sắc nhưng ngành tín dụng vẫn luôn có những bất ổn, biến động và rủi ro nhiều, bằng những nổ lực của mình Techcombank vẫn luôn có bước chuyển mình, tạo dựng được thương hiệu và tạo ra nguồn lợi nhuận nhất định.

Ban quản lý của Techcombank luôn có các biện pháp khắc phục tức thời và có hiệu quả trong các tình huống khó khăn (thể hiện rất rõ qua phần phân tích về tình hình tín dụng cá nhân phía trên) để giữ vững vị thế của mình và lòng tin của khách hàng, cổ đông.

Địa bàn hoạt động và nguồn nhân lực

Mạng lưới chi nhánh ngày càng được mở rộng với 312 chi nhánh tại 45 tỉnh thành từ Nam ra Bắc, số lượng nhân viên cũng tăng lên đạt ngưỡng 7.242 CBNV, với nguồn nhân lực dồi dào được đào tạo chuyên môn tạo cho NH sự chuyên nghiệp, đủ sức đương đầu với những trường hợp khó khăn, cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước khác.

Luôn có cung cấp các chương trình cụ thể đến tay nhân viên, tổ chức các buổi học, đào tạo, củng cố nguồn nhân lực.

Thương hiệu Ngân hàng hàng đầu

Techcombank là thương hiệu ngân hàng uy tín nhận được đông đảo sự ủng hộ của khách hàng bởi phương cách cũng như chất lượng phục vụ; minh chứng bởi hàng loạt các giải thưởng, cúp, danh hiệu được trao tặng bởi các tổ chức uy tín trong ngoài nước. Với số lượng KH ngày càng gia tăng, vào năm 2014 đã đạt mức gần 3,7 triệu KH cá nhân và 48.739 KH doanh nghiệp vừa khẳng định được thương hiệu vừa là thách thức không những phải giữ vững thương hiệu mà phải ngày một đi lên.

VCSH cao (năm 2014 là 14.986 tỷ ) và mức huy động khách hàng lớn (131.690 tỷ đồng năm 2014)

Luôn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho KH.

Techcombank luôn chọn thời điểm thích hợp để tung ra các gói kích cầu thu hút khách hàng, thường xuyên quảng bá trên truyền thông đại chúng, được PR, tổ chức sự kiện nhằm xây dựng hình ảnh tốt của NH trong lòng khách hàng.

3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những tích cực đạt được trong các năm qua thì Techcombank vẫn còn tồn tại những hạn chế trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng.

Thị trường ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện bản thân nhưng có sự chênh lệch rất rõ giữa những khu đô thị và vùng xa, đòi hỏi NH phải có tầm nhìn khái quát để phân bộ vị trí chi nhánh hợp lý, vừa tạo điều kiện cho KH vừa có thể cạnh tranh được với nhiều NH khác. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa NH với NH là mối quan hệ cạnh tranh có tương hỗ. Techcombank cần đưa ra các sản phẩm ưu đãi nhiều hơn để cạnh tranh, thu hút khách hàng nhưng vẫn duy trì sự hợp tác với các NH đang hoạt động trong khu vực nhằm tạo được sự liên kết giữa các NH, tạo điều kiện quản lý khách hàng chặt chẽ hơn, thanh toán bù trừ có phần hiệu quả hơn và nhanh chóng trong hoạt động kinh doanh cũng như lãnh vực tín dụng.

Sự tồn tại của nợ xấu và nợ quá hạn. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank so với tổng dư nợ là không cao nhưng so với điều kiện và sức cạnh tranh ngày càng gay gắt của hoạt động tín dụng ngân hàng, nhất là trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề nợ quá hạn luôn là yếu tố có tính thường trực, tiềm ẩn và có thể gây hậu quả trực tiếp đối với NH. Điển hình là vào năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank đã tăng vọt lên 7,60% ở tín dụng chung và 6,20% ở tín dụng cá nhân, hơn thế tỷ lệ nợ xấu của Techcombank cũng tăng mạnh cùngnăm khi đạt mức 3,65%. Dù đã có biện pháp khắc phục và đã được cải thiện triệt để ở năm 2013, kéo các tỷ lệ này thấp xuống ở năm 2014 nhưng không có nghĩa vấn đề này sẽ không xảy ra nữa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, ngành tín dụng đang có những bước đi ì ạch, tăng trưởng chậm.

Khâu thẩm định cho vay nhanh gọn nhưng chỉ đối với khách hàng quen hoặc có tài sản thế chấp lớn, hộ khẩu ở khu đô thị lớn. Những khách hàng khác mất nhiều thời gian và phải qua nhiều khâu khác, giấy tờ, công chứng nhiều để đảm bảo mức tín nhiệm của NH dành cho khách hàng. Khách hàng không có TKTK hiện hành ở Techcombank bị mất điểm tín dụng, xếp loại KH tín dụng B, làm tăng mức lãi suất. Do đó, NH cũng mất đi một lượng khách hàng và các khoản cho vay nhất định.

NH cho vay nhiều khoản vay nhỏ làm cho nguồn vốn của NH bị phân tán trên diện rộng gây ảnh hướng đến công tác giám sát và thu nợ.

3.1.2.2 Nguyên nhân

Một là, sự cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay gắt, thị trường thường xuyên biến động, giá cả hàng hóa lúc tăng lúc giảm thất thường, kinh tế vừa trải qua giai đoạn suy thoái nặng trước đó, đang dần có bước chuyển mình trong khi đó ngành tín dụng lại tăng trưởng chậm. Theo nguyên lý kinh tế, khi ngành kinh tế vừa trải qua đợt khủng hoảng và có xu hướng khôi phục thì hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng là phát triển mạnh nhất vì KH cần vốn để đầu tư, kinh doanh tuy nhiên những năm nay ngành tín dụng có tăng trưởng nhưng chậm, việc cho vay lại dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn, ảnh hưởng khá nhiều đối với hoạt động ngân hàng.

Hai là, nguyên nhân từ khách hàng. Nhu cầu của khách hàng thay đổi bất thường. Khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân khai báo sai sự thật, che đậy những lỗ hỏng kinh doanh, kết quả kinh doanh chưa thể hiện rõ, làm mọi cách nhằm vay được khoản vay như mong muốn. Hay trong cách trường hợp khách hàng sử dụng sai mục đích thỏa thuận ban đầu. Đặc biệt là trong hoạt động tín dụng cá nhân, các cá nhân đi vay thường muốn được hưởng lãi suất thấp khi

được đánh giá loại A nên thường “làm đẹp” nhiều hơn trong hồ sơ cho vay của mình.

Ba là, nguyên nhân từ NH. Khâu thẩm định chưa thực sự chính xác, cần thiết lập bộ phận thanh tra khách hàng và thanh tra khâu thẩm định thường xuyên kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh của KH, có đảm bảo nguồn trả nợ đúng hạn cũng như việc đầu tư có đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng. Và ban thanh tra khâu thẩm định cần kiểm tra công tác hoạt động của nhân viên thẩm định để tránh việc bao che, trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, kiểm tra trình độ kiến thức cũng như thái độ phục vụ khách hàng.

Bốn là, các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, bệnh dịch, ...

Năm là, các khó khăn về mặt pháp luật trong việc xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK (Trang 64 - 68)

w