Thanh lý hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK (Trang 28 - 32)

Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý như thu nợ cả gốc và lãi, tái xét hợp đồng tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng.

Thu nợ : Ngân hàng tiến hành thu nợ KH theo đúng những điều khoản đã

cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của KH, hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ sau :

• Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn.

• Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ.

Nếu đến hạn mà KH vẫn không có khả năng trả nợ thì NH có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp.

Tái xét hợp đồng tín dụng : thực chất là tiến hành phân tích tín dụng

trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.

Thanh lý hợp đồng tín dụng : Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và

KH đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi thì NH và KH làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của KH vào kho lưu trữ.

1.4 Một số tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân.

1.4.1 Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân

Nợ quá hạn phát sinh khi các khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu tỷ lệ nợ vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức :

__ ,, ______ Dư nợ quá hạn TDCN

Tỷ lệ nợ quá hạn TDCN = X 100%

* ■ Tổng dư nợ TDCN

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng nợ đã quá hạn. Đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp; và ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng là khá tốt. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn.

1.4.2 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước và thông tư 02/2013/TT-NHNN, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5; trong đó Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), Nợ nghi ngờ (nhóm 4) và Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) được xem là nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu như được biết với tên viết tắt NPL (Non-performing loan ratio) tính theo công thức :

, _ ... Tông nợ xấu TDCN

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) TDCN = X 100%

Tống dư nợ TDCN

Tỷ lệ này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay. Và ngược lại, tỷ lệ này càng thấp so với năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện hoặc có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.

1.4.3 Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân/ Dư nợ cho vay cá nhân

Trong hoạt động tín dụng cá nhân, ta dùng tỷ số

Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân , , , , , , _

---7---———---Dư nợ cho vay cá nhân nhăm đo lường hiệu quả hoạt động từ việc cho vay cá nhân. Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của hoạt động tín dụng cá nhân so với dư nợ cho vay cá nhân, hay nói khác đi tỷ số này cho biết mỗi đồng đem cho vay của NH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.4.4 Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân/ Lợi nhuận trước thuế

dụng cá nhân đóng góp bao nhiêu vào thu nhập của NH. Tỷ số này còn cho biết

Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân

Tỷ số ---'■- - - -7777---

- LNTT

tỷ trọng thu nhập tín dụng cá nhân so với thu nhập NH; tỷ số này càng lớn thì hoạt động tín dụng cá nhân đóng góp càng nhiều cho NH và NH cũng có sự hướng đến việc tín dụng cá nhân.

1.4.5 Thu nhập từ cho vay cá nhân/ Tổng thu nhập cho vay

, Ẵ Thu nhập từ cho vay cá nhân ,,,,,,, , „ , . ,

Tỷ số ——— ---—— ---phản ánh tỷ trọng mà thu nhập cho vay

Tổng thu nhập cho vay

cá nhân chiếm trong thu nhập tín dụng.

Như đã trình bày về mặt cơ sở lý luận, nếu xét về đối tượng khách hàng thì NH chia làm hai đối tượng KH chính là doanh nghiệp và cá nhân. Việc lập tỷ lệ trên không những cho biết được tỷ trọng thu nhập của tín dụng cá nhân mà còn phản ảnh tỷ trọng của tín dụng doanh nghiệp ( Thu nhập tín dụng = thu nhập tín dụng cá nhân + thu nhập tín dụng doanh nghiệp ). Điều này nói lên việc NH chủ yếu là KH cá nhân hay là doanh nghiệp và đối tượng nào mới là nguồn thu nhập chính của NH.

Đặc điểm của KH cá nhân là số lượng lớn nhưng gồm những khoản vay nhỏ hơn doanh nghiệp. Nếu các khoản vay nhỏ nhưng với số lượng nhiều thì chưa chắc đã ít hơn so với doanh nghiệp. Điều này sẽ được phân tích và dẫn chứng cụ thể ở chương sau (mục 2.3.4).

Chương 2 : PHÂN TÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIÊT NAM - TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK (Trang 28 - 32)

w