Phương thức kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH SÀI GÒN GIAI ĐOẠN NĂM 20122014 (Trang 34)

HDBank - Chi nhánh Sài Gòn hoạt động kinh doanh đa dạng, cung ứng tất cả các dịch vụ liên quan đến tiền tệ, ngân hàng từ huy động tiền gửi, tín dụng và các dịch vụ thanh toán, với các gói sản phẩm thiết kế phục vụ hai nhóm khách hàng: cá nhân và doanh nghiệp.

Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá, hùn vốn liên doanh; thực hiện các dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và làm dịch vụ ngân hàng bằng ngoại tệ bao gồm nhận tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn, có kỳ hạn và nhận tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài, nhận tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, vay và tiếp nhận nguồn vốn bằng ngoại tệ, mua bán các loại ngoại tệ theo tỷ giá, làm dịch vụ kiều hối bằng ngoại tệ, thanh toán bằng ngoại tệ.

Ngân hàng thực hiện một số nghiệp vụ hoạt động ngoại hối bao gồm bảo lãnh, phát hành các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, kinh doanh vàng theo tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó còn tham gia nghiệp vụ bảo lãnh và lưu kí chứng khoán.

Sài Gòn

Trong những năm qua, HDBank đã có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. HDBank đã trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, có mạng lưới hoạt động rộng khắp và đang vươn tầm quốc tế. Trên nền tảng công nghệ hiện đại, HDBank thường xuyên thiết kế, sáng tạo các sản phẩm dịch vụ tài chính theo chuẩn mực quốc tế và được khách hàng tin dùng. HDBank cũng đã góp phần cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ cho nhiều công trình quốc gia, các dự án quốc phòng, an sinh xã hội... Những điều đó đã mang đến cho HDBank hàng loạt giải thưởng:

- Huân chương lao động do chủ tịch nước trao tặng - Bằng khen của thủ tướng chính phủ

- Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất

- Doanh nghiệp hội nhập và phát triển 2013(do Báo Điện tử Đảng Cộng Sản VN, Ban tuyên Giáo TW trao tặng)

- Thương hiệu uy tín Đông Nam Á (do Diễn đàn khoa học nhân lực quốc tế trao tặng)

- Top 50 DN nộp thuế lớn nhất V1000 (do Vietnam Report trao tặng)

- Giải thưởng An ninh thông tin Đông Nam Á tiêu biểu 2012 - CSO ASEAN AWARDS (do IDG trao tặng)

- Giải vàng báo cáo thường niên Vision Awards 2011 (do Hiệp hội các Chuyên gia Truyền thông Mỹ - LACP trao tặng)

- Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc (do Citi Group trao tặng)

- Dịch vụ quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam 2012 (do Tạp chí Asiamoney và Euromoney trao tặng)...

Những thành tích và danh hiệu HDBank đạt được không chỉ từ trong nước mà còn cả ở nước ngoài đã phần nào khẳng định sự phát triển bền vững và vươn tầm quốc tế của HDBank chứng tỏ năng lực và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng HDBank nói chung và HDBank - Chi nhánh Sài Gòn nói riêng. Đây là niềm tự hào và là động lực để

khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên và cộng đồng xã hội.

2.2 Một số quy định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng HDBank -Chi nhánh Sài Gòn Chi nhánh Sài Gòn

2.2.1 Đối tượng khách hàng

Là các cá nhân, tổ chức trong hay ngoài nước mà đáp ứng đầy đủ các điều kiện về năng lực pháp lý và đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc và cam kết vay vốn của Ngân hàng HDBank mà có nhu cầu vay vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển... đều là đối tượng phục vụ của ngân hàng.

2.2.2 Điều kiện vay vốn

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

+ Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

+ Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ.

+ Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản mà theo pháp luật Việt Nam quy định phải mua bảo hiểm.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của HDBank.

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

Đáp ứng các điều kiện trong các quy định cho vay của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng HDBank.

HDBank - Chi nhánh Sài Gòn tính toán dựa trên nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng cho vay của HDBank - Chi nhánh Sài Gòn. Và thực hiện theo đúng quy định ban hành của chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Việc xác định vốn tự có của Ngân hàng HDBank để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay khách hàng được thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam.

Tổng dư nợ đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng HDBank, một khoản cho vay hay tổng khoản cho vay vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng phải được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống được quy định theo Ngân hàng HDBank như sau:

- Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn.

- Đối với cho vay trung dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.

2.2.4 Thời hạn cho vay

Là khoản thời gian được tính từ khi người vay nhận tiền vay cho đến ngày người vay trả hết nợ gốc và lãi theo thỏa thuận với ngân hàng.

- Cho vay ngắn hạn: các khoản vay có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm - Cho vay trung hạn: các khoản vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm - Cho vay dài hạn: các khoản vay có thời hạn trên 5 năm

2.2.5 Quy trình cho vayCông Công

Cấp thực hiện Diễn giải Thời gian

việc xét duyệt

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng 05 ngày

Lập hồ sơ Chuyên viên

Tiếp thị và tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận tính từ QHKH nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng ngày tiếp

sử dụng dịch vụ tín dụng và các dịch vụ khác có liên quan đến nhu cầu khách hàng tại HDBank. Tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ khách hàng.

sơ cho đến ngày trình cấp thẩm quyền phê duyệt Bước 2: Phân tích thẩm định tín dụng và định giá TSĐB

Lập tờ trình

Chuyên viên thẩm định

Thẩm định tư cách khách hàng; Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính; Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng; Thẩm định nhu cầu vay vốn (cấp hạn mức) và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng; Tính toán các chỉ tiêu tài chính để phân tích tình hình kinh doanh của khách hàng; Lập báo cáo thẩm định.

Chuyên viên QL&HTTD

Kiểm định và định giá TSĐB; Tham gia/tiếp nhận kết quả định giá TSĐB của Ban định giá.

Bước 3: Kiểm soát nội dung thẩm định

Kiểm soát nội dung thẩm định Trưởng/Phó bộ phận KHDN/KHCN

Căn cứ vào tờ trình của chuyên viên thẩm định đưa ra các ý kiến cá nhân, chấp nhận hay không chấp nhận khoản vay của khách hàng theo các điều kiện Chuyên viên thẩm định đề xuất, hoặc yêu cầu bổ sung theo điều kiện. Sau khi có ý kiến tờ trình, chuyển toàn bộ hồ sơ khoản vay cho Ban giám đốc Chi nhánh, Trưởng PGD.

Phê duyệt - Trưởng PGD - Ban GĐ TTKH/CN - Ban tín dụng Chi nhánh/Khu vực - Giám đốc khu vực

- Ban giám đốc TTKD/Chi nhánh PGD xét duyệt trong hạn mức được phân quyền.

- Ban tín dụng chi nhánh xem xét phê duyệt khoản vay vượt hạn mức Ban GĐ Chi nhánh.

- Ban tín dụng Khu vực, GĐ Khu vực xem xét phê duyệt khoản vay vượt hạn mức Ban tín dụng chi nhánh. 02 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ

Bước 5: Phê duyệt hạn mức tín dụng phó TGĐ

Phó TGĐ Phó TGĐ xét duyệt khoản vay trong hạnmức được phân quyền 02 ngày Bước 6: Tái thẩm định

Tái thẩm

định Chuyên viên Táithẩm định

- Tái thẩm định hồ sơ trong hạn mức phó TGĐ hoặc vượt hạn mức của phó TGĐ.

- Trưởng phòng quản lý rủi ro ký báo cáo tái thẩm định đối với các hồ sơ tái thẩm định.

HĐTD Hội sở xét duyệt các khoản tín dụng trên hạn mức của TGĐ và nằm trong thẩm quyền của HĐTD.

HĐQT HĐQT xét duyệt các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của HĐTD hội sở. Bước 8: Thông báo tín dụng

Chuyên viên

QL&HTTD Lập thông báo tín dụng kịp thời gửi kháchhàng. Bước 9: Hoàn thiện và soạn thảo các thủ tục ký HĐTD, hợp đồng bảo đảm

Hoàn thiện hồ sơ khách hàng Chuyên viên QHKH

Căn cứ ý kiến xét duyệt, chuyên viên khách hàng hoàn thiện các hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu của cấp xét duyệt.

01 ngày Chuyên viên QL&HTTD Soạn thảo hợp đồng tín dụng, thế chấp bằng tài sản bên thứ 3, các hợp đồng chứng từ có liên quan khác, làm thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.

Bước 10: Giải ngân

Chuyển

tiền Chuyên viênQL&HTTD

Kiểm tra điều kiện giải ngân, đảm bảo đầy đủ các điều kiện phê duyệt.

Lập và trình ký tờ phê duyệt giải ngân đối với hợp đồng cho vay theo hạn mức/giải ngân nhiều lần. Trường hợp giải ngân có sự thay đổi với điều kiện cấp tín dụng ban đầu thì chuyên viên thẩm định phải phối hợp thực hiện.

Lập và trình ký khế ước/giấy nhận nợ khi

Trong ngày

Luân chuyển hồ sơ giải ngân cho kế toán giao dịch.

Kế toán giao dịch

Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ nhận tiền vay, thực hiện hạch toán giải pháp tiền vay chính xác

Bước 11: Theo dõi/kiểm tra và thu hồi nợ vay

Kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay, sử dụng các dịch vụ khác tại HDBank - Chuyên viên QHKH - Chuyên viên QL&HTTD

Chuyên viên QHKH phối hợp với Chuyên viên QL&HTTD tiến hành điều tra sau khi giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra TS thế chấp, TS cầm cố, kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh, lập biên bản kiểm tra lưu hồ sơ tín dụng, kịp thời để đề xuất các biện pháp xử lý khi khách hàng không thực hiện các yêu cầu của ngân hàng.

Chuyên viên QL&HTTD

Theo dõi lịch trả nợ của khách hàng. Thông báo khách hàng trả nợ gốc, lãi Tất toán

khoản vay

Chuyên viên QL&HTTD

Thực hiện thanh lý HĐTD khi khách hàng trả nợ gốc và lãi.

- Chuyên viên Thẩm định - Chuyên viên QL&HTTD - Chuyên viên thu

hồi nợ tại CN hoặc thuộc Ban thu hồi nợ Hội sở

Theo dõi và thực hiện các thủ tục xử lý nợ quá hạn.

2.3 Tổng quan kết quả kinh doanh tại Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Sài Gòngiai đoạn 2012 - 2014 giai đoạn 2012 - 2014

Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh tại ngân hàng giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 3.325 3.953 4.519 628 18,89 566 14,32

2. Doanh số cho vay 2.426 2.984 3.449 558 23,00 465 15,58 3. Doanh số thu nợ 1.941 2.280 2.718 339 17,47 438 19,21

4. Tổng dư nợ 1.269 1.514 1.881 245 19,33 367 24,29

5. Nợ quá hạn 40,61 45,42 54,55 4,81 11,84 9,13 20,10

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank - CN Sài Gòn)

Vốn có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên trước hết một tổ chức nào muốn hoạt động có hiệu quả cao thì yếu tố đầu tiên là vốn phải dồi dào. Khi một thành phần kinh tế thiếu vốn hoạt động, họ thường đến các ngân hàng làm thủ tục xin vay vốn.Vì vậy, một ngân hàng muốn phát triển bền vững thì điều cần thiết đầu tiên là ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn nhằm đảm bảo cho

của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng cần phải mở rộng,

nâng cao chất lượng

dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút tiền nhàn

rỗi của dân cư hay

các doanh nghiệp nhằm để phân phối lại cho các khu vực cần vốn

kinh doanh. Nguồn vốn

của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng

đầu tư vừa đáp ứng

được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.

Nhìn chung trong 3 năm gần đây, nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng lên. Cụ thể, trong năm 2013 vốn huy động của ngân hàng tăng về số tuyệt đối là 628 tỷ đồng tương đương tăng 18,89% so với năm 2012. Sang năm 2014, công tác huy động vốn vẫn tăng, cụ thể là về số tuyệt đối tăng so với năm 2013 là 566 tỷ đồng tương đương với 14,32%. Nhưng nhìn chung, trong 3 năm gần đây, công tác huy động vốn của ngân hàng ở năm 2014 là hiệu quả nhất, cụ thể trong năm 2014 huy động được 4.519 tỷ đồng từ các thành phần kinh tế. Xu hướng huy động vốn tăng tương đối trong 3 năm gần đây có thể được lý giải là do:

- Các kênh đầu tư đều đang trong tình trạng không tốt nhất là hai kênh đầu tư lớn là bất động sản và chứng khoán đều rơi vào tình trạng khó khăn nên các dòng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế thay vì được mang ra đầu tư thì sẽ đi vào ngân hàng để đảm bảo có rủi ro thấp nhất và có lãi.

- Do khả năng huy động vốn của các cán bộ tín dụng và do lãi suất của ngân hàng tạo hấp dẫn đối với khách hàng nên đã làm cho vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng qua các năm.

- Do sự tăng trưởng trong thu nhập bình quân đầu người, theo (Trung Nghĩa 2015)

“Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014 (cũng theo số liệu do GSO công bố), GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD, tương đương 169 USD/tháng”, đã phần nào dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và từ đó làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Doanh số cho vay của ngân hàng năm 2013 là 2.984 tỷ đồng tăng 23,00% so với năm 2012; đến năm 2014 doanh số cho vay đạt 3.449 tỷ đồng tăng 15,58% so với năm 2013. Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ do đó mục tiêu mà ngân hàng hướng tới cũng là tối đa hóa lợi nhuận với một mức độ rủi ro có thể chấp nhận

số liệu tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng giai đoạn 2012 - 2014

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch2014/2013 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 374 436 519 62 16,58 83 19,04 Tổng chi phí 155 189 233 34 21,93 44 23,28 Lợi nhuận 219 247 286 28 12,78 39 15,79 (Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank - CN Sài Gòn)

Qua 3 năm, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tương đối khả quan. Các khoản mục: thu nhập, chi phí, lợi nhuận đều tăng trưởng ổn định. Xét từng năm thì năm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH SÀI GÒN GIAI ĐOẠN NĂM 20122014 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w