Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng HDBank

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH SÀI GÒN GIAI ĐOẠN NĂM 20122014 (Trang 64 - 85)

Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012 - 2014

2.5.1 Tỷ lệ nợ xấu

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó phản ảnh nhất về hiệu quả hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

2.5.1.1 Theo thời hạn vay

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 - 2014

Dũng

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 - 2014, HDBank - CN Sài Gòn) 5

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản nhất trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Trong công tác cho vay, bất cứ ngân hàng nào cũng muốn chỉ tiêu này giảm qua mỗi năm vì nếu tăng là đồng nghĩa với việc ngân hàng yếu kém trong việc quản lý nợ.

Qua biểu đồ 2.10, ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Sài Gòn biến động không ổn định qua các năm. Cụ thể là năm 2012, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 1,28% đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm đạt 1,20% giảm xuống 0,08% so với năm 2012; sang năm 2014 tỷ lệ nợ xấu tăng lên và đạt 1,29% tăng 0,09% so với năm 2013. Còn tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn cũng có xu hướng tăng, giảm tương tự như tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn, năm 2013 đạt 1,09% giảm về số tương đối là 0.03% so với năm 2012 là 1,12%; đến năm 2014 thì đạt 1,36% có sự tăng mạnh so với năm 2013 tương ứng với việc tăng 0,27%. Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn năm 2014 tăng mạnh hơn so với tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là điều dễ hiểu bởi tổng dư nợ của trung và dài hạn năm 2014 có chiều hưởng giảm trong khi tổng dư nợ ngắn hạn lại tăng. Trước hết có thể thấy, trong tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp và khó lường nhưng tỷ lệ nợ xấu đạt được kết quả như vậy, nhỏ hơn quy định của NHNN là 3%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả tích cực, rủi ro tín dụng mặc dù còn tiềm ẩn nhưng trong khả năng kiểm soát của ngân hàng.

2.5.1.2 Theo loại hình doanh nghiệp

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

-H-Doanh Nghiệp nhà nước -*-Hợp tác xã

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 - 2014, HDBank - CN Sài Gòn) Qua biểu đồ trên, ta thấy tỷ lệ nợ xấu có sự dao động lên xuống không ổn định. Đầu tiên, tỷ lệ nợ xấu cao nhất ở loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, năm 2013 đạt 1,46% giảm về số tương đối là 0,13% so với năm 2012 đạt 1,59%; năm 2014 tăng lên 1,57% đồng nghĩa với việc tăng 0,11% so với năm 2013. Cùng xu hướng tăng, giảm với công ty cổ phần là công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của hai loại hình doanh nghiệp này giảm so với năm 2012 và đạt lần lượt là 1,11% và 0,67%; sang đến năm 2014 thì tăng lại, công ty TNHH có tỷ lệ nợ xấu tăng 0,03% trong khi doanh nghiệp tư nhân tăng 0,06%.

Tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã khi có tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước đạt 0,68% tăng 0,14% so với với năm trước đó trong khi hợp tác xã có tỷ lệ nợ xấu năm 2013 đạt 0,8% tăng 0,32%; sang năm 2014 tỷ nợ xấu của 2 loại hình doanh nghiệp này tiếp tục tăng và đạt lần lượt là 1,09% và 1,3%.

Nhìn chung thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng HDBank - Chi nhánh Sài Gòn không cao, còn nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng. Tuy nhiên không phải vì thế mà ngân hàng

Dũng

5 4

cho là hoạt động tín dụng của ngân hàng mình đang rất an toàn và

hiệu quả mà không

quan tâm đúng mực đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro nữa, bởi lẽ

qua các năm chỉ tiêu

này có xu hướng không ổn định, nếu không được quản lý tốt thì rủi

ro sẽ có khả năng

tăng cao và vượt ra ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Do đó, Ngân

hàng HDBank - Chi

nhánh Sài Gòn cần phải luôn chú trọng đến các biện pháp phòng

ngừa rủi ro để đưa ngân

hàng không ngừng phát triển, khẳng định vị trí bản thân trên thị trường.

2.5.2 Vòng quay vốn tín dụng 2.5.2.1 Theo thời hạn vay

Biểu đồ 2.12: Vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 - 2014, HDBank - CN Sài Gòn) Vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp giúp ta đánh giá hiệu quả hoạt động của đồng vốn tín dụng cho doanh nghiệp qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng vì thu nhập từ lãi suất, đồng thời cũng giảm bớt rủi ro phát sinh các khoản nợ quá hạn.

Qua biểu đồ 2.12 thì vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn trong 3 năm gần đây luôn ở mức cao theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa (2012) “ Trong điều kiện bình thường

để thu hồi, qua các năm sau thì mất khoảng 6 tháng để thu hồi. Những số liệu tính toán này cho thấy rằng vòng quay vốn tín dụng cho vay doanh nghiệp là khá tốt. Song cần cẩn thận hơn để giữ được tình trạng này. Ngân hàng cần có biện pháp để gia tăng vòng quay vốn tín dụng. Vì vậy, để ngân hàng hoạt động bền vững và có hiệu quả hơn đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp tăng doanh số cho vay, và tăng dư nợ đồng thời tăng doanh số thu nợ.

Về vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp trong trung và dài hạn thì có số vòng khá thấp và thấp hơn nhiều so với vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ngắn hạn, như là vào năm 2012 có số vòng quay chỉ đạt 0,34 vòng/năm sang năm 2013 thì tăng lên và đạt 0,37 vòng/năm tương đương tăng 0,03 vòng so với năm 2012; đến năm 2014 lại tiếp tục tăng và đạt 0,38 vòng/năm tương ứng tăng 0,01 vòng so với năm 2013. Có thể thấy số vòng quay này là khá thấp do doanh số thu nợ trung và dài hạn không cao, nguyên nhân là do các dự án đầu tư là dài hạn phải mất một khoản thời gian dài thì doanh nghiệp mới có thể hoàn trả nợ vay ngân hàng từ đó mới làm tăng doanh số thu nợ được.

2.5.2.2 Theo loại hình doanh nghiệp

Biểu đồ 2.13: Vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp theo thời loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

Dũng

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 - 2014, HDBank - CN Sài Gòn) 5

Dũng

5 8

vay và doanh số thu nợ. Ngoài ra, cần tránh thời điểm giải ngân

tập trung vào quý 4 vì sẽ

dẫn đến hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp sẽ giảm. 2.5.3.2 Theo loại hình doanh nghiệp

Biểu đồ 2.15: Hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

—♦“Công ty cổ phần -■-Công ty TNHH —A—Doanh nghiệp tư nhân

-*-Doanh nghiệp nhà nước -*-Hợp tác xã

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 - 2014, HDBank - CN Sài Gòn) Qua biểu đồ trên, ta thấy hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp đối với công ty cổ phần, công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác qua các năm.

năm 2013. Sau công ty cổ phần, hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp

của công ty TNHH

tăng lên qua các năm: năm 2012 là 71,28%; năm 2013 là 74,23% tăng

2,95% so với năm

2012; năm 2014 đạt 81,75% tăng lên 7,52% so với năm 2013. Đạt

được thành quả đó là

do Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Sài Gòn trong những năm qua đã có

nhiều chính

sách nhằm thu hút hai loại hình doanh nghiệp này. Song song với

xu hướng công ty

TNHH thì doanh nghiệp nhà nước cũng có hệ số thu nợ tăng, vào năm

2013 đạt 69,65%

so với năm 2012 đạt 67,79%; năm 2014 thì tăng mạnh và đạt cao

nhất trong 3 năm đạt

76,06%.

Không có xu hướng ổn định như công ty cổ phần và công ty TNHH, hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có sự dao động lên xuống. Cụ thể, năm 2013 hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân đạt thấp nhất chỉ đạt 63,36%; giảm 23,37% so với năm 2012 đạt 86,73%; đến năm 2014 thì hệ số này lại tăng lên ở mức 76,06% so với năm 2013. Trái ngược với xu hướng tăng giảm của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước là hợp tác xã. Năm 2012, hợp tác xã có hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp đạt 66,54%, đến nằm 2013 thì tăng lên và đạt 68,64%, qua năm 2014 thì giảm mạnh xuống chỉ còn 50,58%.

Muốn hoạt động cho vay doanh nghiệp phát triển bền vững thì hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp phải cao. Việc này đòi hỏi bộ phận tín dụng cần tăng cường công tác tổ chức, theo dõi việc quản lý, thu hồi nợ, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng thỏa thuận hợp đồng tín dụng để không ngừng nâng cao hệ số thu nợ, đảm bảo an toàn vốn.

2.5.4 Hiệu quả sử dụng vốn2.5.4.1 Theo thời hạn vay 2.5.4.1 Theo thời hạn vay

Dũng

6 0

Biểu đồ 2.16: Hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 - 2014, HDBank - CN Sài Gòn) Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay bằng nguồn vốn huy động của bản thân ngân hàng, thêm vào đó nó giúp đánh giá tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt, vì nếu quá cao thì công tác huy động vốn chưa tốt, còn nếu quá thấp thể hiện việc sử dụng vốn huy động chưa hiệu quả, còn thừa vốn.

Qua biểu đồ trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Sài Gòn trong ngắn hạn cao hơn trong trung và dài hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này trong ngắn hạn không cao, ở mức thấp hơn 1 nhưng có xu hướng tăng ổn định qua các năm. Cụ thể là năm 2012, hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp ngắn hạn là 17,76% đến năm 2013 hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp ngắn hạn tăng đạt 18,13% tăng lên 0,37% so với năm 2012; sang năm 2014 hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp tiếp tục tăng và đạt 20,04% tăng 1,91% so với năm 2013. Còn hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp trung dài hạn có xu hướng tăng, giảm ngược lại với hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp ngắn hạn, năm 2012 đạt 4,17% đến năm 2013 thì đạt 4,01% giảm về số tương đối là 0,16% so với năm 2012; sang năm 2014 thì

đạt 3,46% giảm so với năm 2013 tương ứng với việc giảm 0,55%.

Hiệu quả sử dụng vốn

cho vay doanh nghiệp trung và dài hạn có xu hướng khác với hiệu

quả sử dụng vốn cho

vay doanh nghiệp ngắn hạn là vì dư nợ cho vay trong trung và dài

hạn có xu hướng giảm

trong khi nguồn vốn huy động lại tăng.

Tóm lại, cho vay doanh nghiệp ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay doanh nghiệp trung và dài hạn và được thể hiện qua hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ tiêu này đang ở mức thấp hơn 1 chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng hết toàn bộ vốn huy động, gây lãng phí do đó ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong thời gian tới nhằm thu hút tối đa khách hàng đến vay vốn góp phần nâng cao chỉ tiêu này.

2.5.4.2 Theo loại hình doanh nghiệp

Biểu đồ 2.17: Hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 - 2014, HDBank - CN Sài Gòn) Qua biểu đồ, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp nhìn chung không ổn định qua các năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao có thể kể đến là công ty cổ phần, công ty TNHH.

Dũng

6 2

Hai loại hình doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp cao nhất thuộc về công ty cổ phần và công ty TNHH . Công ty cổ phần có hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp cao qua các năm. Cụ thể, năm 2012 hiệu quả sử dụng vốn là 10,22%; năm 2013 là 10,66% tăng 0,44% về số tương đối so với năm 2012; năm 2014 tiếp tục tăng và đạt 11,67% tăng 1,01% so với năm trước đó. Tiếp đến là công ty TNHH cũng có xu hướng tăng liên tục; năm 2013 công ty TNHH có hiệu quả sử dụng vốn đạt 6,51% tăng về số tương đối là 0,13% so với năm 2012; sang năm 2014 thì hệ số này lại tiếp tục tăng lên đạt 6,69%; tăng về số tương đối là 0,18%.

Bên cạnh công ty cổ phần và công ty TNHH, hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp tư nhân cũng có xu hướng tăng tương tự. Năm 2013, hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp tư nhân đạt 3,21% tăng 0,23% so với năm 2012. Sang năm 2014, hiệu quả sử dụng vốn đạt 3,47% tăng về số tương đối là 0,26% so với năm trước.

Trái ngược với xu hướng tăng liên tục của công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2012, hiệu quả sử dụng vốn cho vay doanh nghiệp nhà nước đạt 1,97% đến năm 2013 thì giảm xuống và đạt 1,54% tương đương giảm 0,43% so với năm 2012; sang năm 2014 thì tiếp tục giảm và đạt 1,44%.

Cuối cùng là hợp tác xã, không có xu hướng tăng giảm ổn định như các loại hình doanh nghiệp trên, hợp tác xã có xu hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2013, hiệu quả sử dụng vốn hợp tác xã đạt 0,22% giảm về số tương đối là 0,16% so với năm 2012 đạt 0,38%; đến năm 2014 thì hiệu quả sử dụng vốn của hợp tác xã tăng nhẹ và đạt 0,24%, tăng về số tương đối là 0,02% so với năm 2013.

Nói chung, chỉ tiêu này ở mức thấp hơn 1 cho thấy ngân hàng chưa sử dụng hết toàn bộ vốn huy động, gây lãng phí do đó cần phải gia tăng dư nợ tương ứng với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động, tận dụng tuyệt đối lợi ích từ vốn huy động. Thực trạng này đòi hỏi ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong thời gian tới nhằm thu hút tối đa các doanh nghiệp đến vay vốn, góp phần đưa hoạt động cho vay doanh nghiệp đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Doanh nghiệp luôn là đối tượng được ngân hàng rất quan tâm vì nhu cầu về vốn khá lớn, bất kể là loại hình doanh nghiệp nào. Vì thế, để có thể thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đến giao dịch tại ngân hàng thì ngân hàng phải chú ý đặc biệt việc cho vay làm sao đạt hiệu quả nhất. Thông qua hoạt động cho vay, cho vay doanh nghiệp góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển, gia tăng lợi nhuận. Do đó, trong ba năm qua với những nỗ lực và cố gắng của bản thân Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Sài Gòn đã có những kết quả rất tích cực về hoạt động cho vay doanh nghiệp.

Qua phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp, có thể thấy doanh số cho vay doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Có thể thấy doanh số cho vay tập trung chủ yếu ở cho vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động tạm thời thiếu hụt do đó doanh số cho vay thời hạn này tăng trong thời gian qua, năm 2013 có doanh số cho vay cao hơn năm 2012 là 23,26% đến năm 2014 lại tiếp tục tăng so với năm 2013 là 15,91%. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay doanh nghiệp nhưng cũng tăng trưởng qua các năm năm 2013 có doanh số cho vay cao hơn năm 2012 là 20,74% đến năm 2014 lại tiếp tục tăng so với năm 2013 là 12,98%. Trong các loại hình

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH SÀI GÒN GIAI ĐOẠN NĂM 20122014 (Trang 64 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w