Tổng quan tình hình cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH SÀI GÒN GIAI ĐOẠN NĂM 20122014 (Trang 44 - 47)

2012 nền kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà chưa tìm ra được hướng giải quyết thực sự rõ ràng, các nền kinh tế có vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đều không mấy khả quan, tăng trưởng chậm đã ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống trong nước, giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể... Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2013), cả nước có khoảng 60.737 doanh nghiệp bị giải thể hoặc ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm trước. Ngoài ra, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính đạt 2.618.000 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 - mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây và nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng này chỉ còn 5,6% thấp hơn mức tăng 6,5% của năm 2012. Điều này khiến các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Sang năm 2014 thì tình hình kinh tế có sự chuyển biến phục hồi tích cực theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2014), tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, tuy nhiên tốc độ phục hồi còn chậm.

Với tình hình kinh tế như thế đã gây khó khăn rất lớn cho các thành phần kinh tế, thế nhưng các chỉ số doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ doanh nghiệp của ngân hàng đều có xu hướng tăng. Điều này cho thấy ngân hàng đang phát triển rất tốt. Nguyên nhân do ngân hàng đã sử dụng, bố trí nhân sự hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có những chính sách khen thưởng cho các cán bộ nhân viên hoàn thành tốt công việc và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ nhân viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, ngân hàng đã tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển.

Bảng 2.4: Tinh hình tăng trưởng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012- 2014

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Chênh lệch

2013/2012 Chênh lệch2014/2013

Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số cho vay 446 22,97 372 15,58

2. Doanh số thu nợ 271 17,45 350 19,19

3. Tổng dư nợ 146 20,03 187 21,37

4. Nợ quá hạn 3,14 13,85 4,67 18,09

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 - 2014, HDBank - CN Sài Gòn) - Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy:

Doanh số cho vay có xu hướng tăng qua từng năm. Cụ thể, trong năm 2013 doanh số cho vay tăng 446 tỷ đồng về số tuyệt đối tương ứng với 22,97% so với năm 2012. Sang năm 2014, doanh số cho vay tiếp tục tăng, cụ thể về số tuyệt đối là 372 tỷ đồng tương ứng với 15,58% so với năm 2013. Tuy có sự gia tăng về số tuyệt đối so với năm 2013 nhưng doanh số cho vay năm 2014 tăng với tốc độ chậm hơn so với năm 2013. Kết quả

chính sách tiền tệ được

thắt chặt đồng thời HDBank - Chi nhánh Sài Gòn thực thi chính sách tín dụng chọn lọc

nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Trong 3 năm qua doanh số thu nợ đạt được kết quả khá tốt: năm 2012 là 1.553 tỷ đồng, năm 2013 là 1.824 tỷ đồng, năm 2014 là 2.174 tỷ đồng. Có được thành tích đó là nhờ nhân viên thẩm định thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định nhằm xác định rõ khả năng trả nợ của khách hàng; bên cạnh đó là các biện pháp xử lý kiên quyết và có hiệu quả những khoản nợ còn tồn đọng, từ đó góp phần vào tăng trưởng doanh số thu nợ của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh số thu nợ trong năm 2013 là 1.824 tỷ đồng tăng 271 tỷ đồng so với năm 2012, xét về số tương đối là tăng 17,45% so với năm 2012. Sang năm 2014, doanh số thu nợ vẫn tiếp tục tăng, doanh số thu nợ trong năm 2014 tăng so với năm 2013 là 350 tỷ đồng xét về số tuyệt đối, tương ứng với tăng 19,19% so với năm 2013.

Cùng với xu hướng tăng của doanh số thu nợ và doanh số cho vay, cũng dễ hiểu khi tổng dư nợ của loại hình tín dụng doanh nghiệp có xu hướng tăng qua từng năm. Tổng dư nợ trong năm 2013 tăng 146 tỷ đồng so với năm 2012 xét về số tuyệt đối, tương ứng với 20,03% so với năm 2012. Sang năm 2014, tổng dư nợ vẫn tiếp tục tăng, xét về số tuyệt đối là 187 tỷ đồng so với năm trước, tương ứng với 21,37% so với năm 2013. Biết nắm bắt thời cơ, dù trong hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn chỉ mới vừa khởi sắc Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Sài Gòn đã chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng được nhu cầu vay của doanh nghiệp giúp tổng dư nợ tăng trưởng với tốc độ cao.

Nợ quá hạn trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng nhưng không cao, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2013 nợ quá hạn đạt 25,81 tỷ đồng, xét về số tuyệt đối là tăng 3,14 tỷ đồng so với năm 2012, và xét về số tương đối là 13,85%. Đến năm 2014 nợ quá hạn tiếp tục tăng so với năm 2013 tăng về số tuyệt đối là 4,67 tỷ đồng và về số tương đối là 18,09%.

Rõ ràng trong 3 năm gần đây tình hình kinh doanh của ngân hàng có phần khả quan, đồng thời loại hình tín dụng doanh nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn và là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH SÀI GÒN GIAI ĐOẠN NĂM 20122014 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w