giai đoạn 2012 - 2014
Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh tại ngân hàng giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 3.325 3.953 4.519 628 18,89 566 14,32
2. Doanh số cho vay 2.426 2.984 3.449 558 23,00 465 15,58 3. Doanh số thu nợ 1.941 2.280 2.718 339 17,47 438 19,21
4. Tổng dư nợ 1.269 1.514 1.881 245 19,33 367 24,29
5. Nợ quá hạn 40,61 45,42 54,55 4,81 11,84 9,13 20,10
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank - CN Sài Gòn)
Vốn có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên trước hết một tổ chức nào muốn hoạt động có hiệu quả cao thì yếu tố đầu tiên là vốn phải dồi dào. Khi một thành phần kinh tế thiếu vốn hoạt động, họ thường đến các ngân hàng làm thủ tục xin vay vốn.Vì vậy, một ngân hàng muốn phát triển bền vững thì điều cần thiết đầu tiên là ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn nhằm đảm bảo cho
của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng cần phải mở rộng,
nâng cao chất lượng
dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút tiền nhàn
rỗi của dân cư hay
các doanh nghiệp nhằm để phân phối lại cho các khu vực cần vốn
kinh doanh. Nguồn vốn
của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng
đầu tư vừa đáp ứng
được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
Nhìn chung trong 3 năm gần đây, nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng lên. Cụ thể, trong năm 2013 vốn huy động của ngân hàng tăng về số tuyệt đối là 628 tỷ đồng tương đương tăng 18,89% so với năm 2012. Sang năm 2014, công tác huy động vốn vẫn tăng, cụ thể là về số tuyệt đối tăng so với năm 2013 là 566 tỷ đồng tương đương với 14,32%. Nhưng nhìn chung, trong 3 năm gần đây, công tác huy động vốn của ngân hàng ở năm 2014 là hiệu quả nhất, cụ thể trong năm 2014 huy động được 4.519 tỷ đồng từ các thành phần kinh tế. Xu hướng huy động vốn tăng tương đối trong 3 năm gần đây có thể được lý giải là do:
- Các kênh đầu tư đều đang trong tình trạng không tốt nhất là hai kênh đầu tư lớn là bất động sản và chứng khoán đều rơi vào tình trạng khó khăn nên các dòng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế thay vì được mang ra đầu tư thì sẽ đi vào ngân hàng để đảm bảo có rủi ro thấp nhất và có lãi.
- Do khả năng huy động vốn của các cán bộ tín dụng và do lãi suất của ngân hàng tạo hấp dẫn đối với khách hàng nên đã làm cho vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng qua các năm.
- Do sự tăng trưởng trong thu nhập bình quân đầu người, theo (Trung Nghĩa 2015)
“Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014 (cũng theo số liệu do GSO công bố), GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD, tương đương 169 USD/tháng”, đã phần nào dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và từ đó làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Doanh số cho vay của ngân hàng năm 2013 là 2.984 tỷ đồng tăng 23,00% so với năm 2012; đến năm 2014 doanh số cho vay đạt 3.449 tỷ đồng tăng 15,58% so với năm 2013. Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ do đó mục tiêu mà ngân hàng hướng tới cũng là tối đa hóa lợi nhuận với một mức độ rủi ro có thể chấp nhận
số liệu tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng giai đoạn 2012 - 2014
Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch2014/2013 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 374 436 519 62 16,58 83 19,04 Tổng chi phí 155 189 233 34 21,93 44 23,28 Lợi nhuận 219 247 286 28 12,78 39 15,79 (Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank - CN Sài Gòn)
Qua 3 năm, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tương đối khả quan. Các khoản mục: thu nhập, chi phí, lợi nhuận đều tăng trưởng ổn định. Xét từng năm thì năm 2013 thu nhập của ngân hàng tăng so với năm 2012, điển hình về số tuyệt đối là 62 tỷ đồng về số tương đối là tăng 16,58% so với năm 2012. Sang năm 2014, thu nhập của ngân hàng có chiều hướng tăng so với năm 2013 về số tuyệt đối là 83 tỷ đồng và về số tương đối là 19,04%.
Đồng thời, ngân hàng cũng có chi phí tăng lên. Ta có thể thấy chi phí của ngân hàng luôn tăng hàng năm. Đây chính là yếu tố góp phần làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng đang chủ động thực hiện chính sách tín dụng có chọn lọc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của vốn đầu tư, giảm tỷ lệ nợ xấu, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.