2.4.5.1 Theo thời hạn vay
Biểu đồ 2.8: Tình hình nợ quá hạn doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 - 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank - CN Sài Gòn)
Bảng 2.11: Tinh hình tăng trưởng nợ quá hạn doanh nghiệp theo thời hạn vay giai đoạn 2012 - 2014 Đvt: Tỷ đồng Năm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch2014/2013 Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 1,98 11,98 2,32 12,54 2. Trung dài hạn 1,16 18,86 2,35 32,15 Tổng 3,14 13,85 4,67 18,09
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 - 2014, HDBank - CN Sài Gòn)
■Dài hạn
■Ngắn hạn Dũng
4 8
Qua 3 năm, ta thấy nợ quá hạn cho vay ngắn hạn doanh nghiệp khá ổn định có xu hướng tăng qua các năm. Trong năm 2012, mức nợ quá hạn ngắn hạn cho vay doanh nghiệp là 16,52 tỷ đồng, đến năm 2013 là 18,50 tỷ đồng; tăng 1,98 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 11,98%. Bước qua năm 2014, mức nợ quá hạn ngắn hạn cho vay doanh nghiệp là 20,82 tỷ đồng; tăng 2,32 tỷ đồng, còn xem xét về số tương đối là tăng 12,54% so với năm 2013. Khách hàng mới ngày càng nhiều thêm vào đó trong 3 năm qua thị trường luôn có sự biến động mạnh làm cho giá cả nguyên liệu, nhiên liệu không ngừng tăng, điều kiện thiên nhiên bất lợi đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh. Các doanh nghiệp không thể nào lường hết được những rủi ro cho nên việc thu hồi vốn chậm dẫn đến việc không thể trả lãi và vốn đúng hạn chính vì thế đã làm cho nợ quá hạn của ngân hàng có sự gia tăng trong những năm qua, song nếu so với doanh số cho vay thì có thể thấy mức nợ quá hạn như vậy là không cao, hợp lý.
Đối với nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng như nợ quá hạn ngắn hạn doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2013 có mức nợ quá hạn là 7,31 tỷ đồng tăng về số tuyệt đối là 1,16 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 18,86% so với năm 2012. Và đến năm 2014, nợ quá hạn tăng lên tới 9,66 tỷ đồng, xét về số tuyệt đối là 2,35 tỷ đồng còn về số tương đối là 32,15% so với năm trước đó. Mặc dù nợ quá hạn trung và dài hạn cho vay doanh nghiệp dù tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn và thấp hơn rất nhiều so với nợ quá hạn ngắn hạn cho vay doanh nghiệp. Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tuy tăng nhưng không ảnh hưởng quá xấu đến kết quả kinh doanh do ngân hàng có chính sách hạn mức cho từng thời kỳ. Tuy vậy, dù sao khi đã tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng thì đều mong thu hồi được vốn và lãi đúng hạn. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng cẩn trọng trong việc thẩm định cần phải kiểm soát chặt chẻ quá trình sử dụng vốn trong và sau khi cho vay cùng công tác thu nợ.
2.4.5.2 Theo loại hình doanh nghiệp
Biểu đồ 2.9: Tình hình nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014
■ Công ty cổ phần ■ Công ty TNHH ■ Doanh nghiệp tư nhân
■ Doanh nghiệp nhà nước ■ Hợp tác xã
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank - CN Sài Gòn)
Bảng 2.12: Tình hình tăng trưởng nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014
Đvt: Tỷ đồng Dũng
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên 2012 - 2014, HDBank - CN Sài Gòn) 5
Trong các loại hình doanh nghiệp thì hợp tác xã có nợ quá hạn thấp nhất. Năm 2013 đạt 0,34 tỷ đồng, tăng 36,00% so với năm 2012; đến năm 2014 thì tăng tiếp tục và đạt 0,42 tỷ đồng tương ứng với việc tăng 23,53% so với năm 2013.
Nhìn vào tổng thể thì tình trạng nợ quá hạn của Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Sài Gòn tăng qua 3 năm, nhưng nếu so sánh với doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì nợ quá hạn không phải là vấn đề đáng lo ngại. Song nếu cứ để tình trạng này gia tăng sẽ rất nguy hiểm do nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, nợ quá hạn càng tăng thì vòng quay vốn càng giảm, khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ dần bị mất đi, vị thế của ngân hàng sẽ bị tổn hại. Vì vậy, ngân hàng cần phải thận trọng trong việc thẩm định tín dụng.