Kết cấu nguồn vốn củaNgân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN (Trang 25 - 28)

1.2.4.1 Vốn tự có (vốn chủ sỡ hữu)

Vốn tự có là vốn riêng của một NHTM, là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập Ngân hàng (thường chỉ khoảng từ 5% -10%). Vốn tự có có tính ổn định cao và luôn được bổ sung trong quá trình phát triển của NHTM.

Vốn tự có quyết định đến quy mô hoạt động của NHTM, đồng thời là nhân tố xác định tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Vốn tự có cấp 1: mang tính ổn định và lâu dài, là cơ sở tạo lập nguồn vốn tự có khác. Bao gồm:

- Vốn điều lệ;

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; - Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ; - Quỹ dự phòng tài chính;

- Lợi nhuận giữ lại.

Vốn tự có cấp 2: là bộ phận tài sản Nợ nhưng ổn định và có khả năng chuyển thành vốn - vốn bổ sung.

- 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại theo quy định của pháp luật.

- 40% gía trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật.

- Trái phiếu chuyển đổi do NHTM phát hành thỏa mãn điều kiện: có thời hạn từ 5 năm trở lên trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu thường; không được đảm bảo bằng tài sản củaNHTM; NHTM không được mua lại trừ khi được NHNN cho phép; trái chủ không được ưu tiên khi NHTM thanh lý.

- Các công cụ nợ khác với điều kiện: có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 10 năm; chủ nợ là thứ cấp so với chủ nợ khác; không được ưu tiên thanh toán; không được bảo đảm bằng tài sản của Ngân hàng.

1.2.4.2 Vốn huy động

Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà Ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào.

Vốn huy động được hình thành từ các nguồn sau:

- Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người chủ tài khoản được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt không bị ràng buộc về mặt thời gian

- Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút ra khi đáo hạn.

- Phát hành chứng từ có giá: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiết kiệm, trái phiếu.

1.2.4.3 Vốn đi vay

Vốn đi vay là nguồn giúp các NHTM bổ sung vốn ngắn hạn của mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thường.

- Vốn vay NHNN: tái cấp vốn và cho vay thanh toán. - Vốn vay NHTM và các tổ chức tín dụng khác

1.2.4.4 Vốn khác: vốn điều chuyển, vốn ủy thác đầu tư, vốn tiếp nhận...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w