Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN (Trang 97 - 102)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Sài Gòn chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng cấp trên nhằm thực hiện đúng mục tiêu, đường lối, chính sách, chương trình kinh tế đặt ra. Tuy vậy, Chi nhánh Tây Sài Gòn cần được độc lập hơn trong hoạt động kinh doanh của mình để có thể tận dụng được nhiều cơ hội trong hoạt động kinh doanh. Do đó, NHN &PTNT Việt Nam cần tạo điều kiện để mở rộng phạm vi, quyền hạn cho Chi nhánh Tây Sài Gòn.

Sự hình thành và phát triển thị trường vốn: trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển thị trường vốn là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Thị trường vốn phát triển tạo điều kiện cho Ngân hàng phát hành chứng khoán, trái phiếu huy động vốn có mệnh giá lớn và có thời gian dài, thị trường vốn là một kênh dẫn dắt vốn có hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc luânchuyển tiền tệ, thúc đẩy nền sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng.

Tạo điều kiện về mặt pháp lý cũng như tài chính giúp Chi nhánh Tây Sài Gòn tìm kiếm và xây dựng trụ sở giao dịch mới khang trang và hiện đại hơn.

Tạo điều kiện về nhân sự: số lượng, chất lượng đảm bảo cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tăng cường cho Chi nhánh cơ sở vật chất hiện đại nhằm tăng hiệu quả trong công tác huy động vốn tăng hiệu quả kinh doanh của toàn Ngân hàng.

3.3.3Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Sài Gòn

Phải luôn chú trọng và mở rộng địa bàn hoạt động, tăng thị phần trong khách hàng truyền thống, thu hút nhiều khách hàng mới.

Tổ chức hội nghị khách hàng, tuyên truyền quảng bá tạo uy thế và vị thế.

Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp, phân loại khách hàng để có cơ chế ưu đãi phù hợp đồng thời tránh những rủi ro trong kinh doanh.

Nắm bắt tốt tình hình lãi suất trên thị trường để điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp.

Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho cán bộ giao dịch, tăng cường công tác giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp và quản lý tốt cán bộ, có chế độ khen thưởng, xử phạt nghiêm minh.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Từ những kết luận rút ra từ việc phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động ở chương 2, chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn của Chi nhánh: Giải pháp marketing - quan hệ khách hàng; Tạo nhiều tiện ích cho khách hàng; Đa dạng hóa các loại hình tiền gửi tiết kiệm; Giá phí dịch vụ và lãi suất; Phát triển và tăng cường tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ, đổi mới công nghệ.

Để đẩy mạnh công tác huy động vốn Chi nhánh cũng cần đến sự giúp đỡ của cơ quan quản lý Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam, ngoài ra Chi nhánh cũng phải có chế độ khen thưởng, xử phạt nghiêm minh đối với CBNV.

Với những ý kiến của mình, em hi vọng có thể giúp Chi nhánh phần nào đẩy mạnh hiệu quả hoạt động huy động vốn.

KẾT LUẬN

Một nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định là mục tiêu tất yếu của một quốc gia, đặc biệt là Việt Nam - một quốc gia còn nèo nàn về kinh tế và tuột hậu về khoa học - công nghệ, thì nhiệm vụ đặt ra là phải thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta vươn lên trở thành một nước công nghiệp sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên để làm được như vậy thì một yếu tố không thể thiếu chính là vốn. Bởi vốn là yếu tố có tính chất quyết định sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia nói chung, đỗi với từng doanh nghiệp nói riêng.

Đặc biệt là hoạt động kinh doanh của NHTM với đặc điểm là: “Đi vay để cho vay”. Vì vậy phải tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Sài Gòn là cần thiết. Toàn bộ nội dung của bài báo cáo đã hoàn thành được các mục tiêu đặt ra cụ thể.

Thứ nhất: Hệ thống được những vấn đề có tính lý luận về vốn và hiệu quả khả năng huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường.

Thứ hai: Phân tích đánh giá đúng mức tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Sài Gòn nói chung. Đặc biệt là thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng. Bài viết đánh giá những kết quả đạt được và chỉ rõ những tồn tại cùng nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Sài Gòn.

Thứ ba: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khoá luận đã đưa ra hệ thống giải pháp và kiến nghị với Nhà nước và các ngành có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Sài Gòn.

Cùng với các Ngân hàng trong toàn ngành, Chi nhánh Tây Sài Gòn trong những năm gần đây đã thu được những thành công và góp phần đáng kể vào sự phát triểncủa huy động vốn. Có được những thành công này một phần là do Ngân hàng đã có hướng đi đúng trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế chung của đất nước chưa ổn định, sự canh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng và những nguyên nhân nội tại như về con người, về phương tiện phục vụ.. .mà việc nâng cao chất lượng huy động vốn còn những hạn chế nhất định.

Thấy được những hạn chế đó, với nỗ lực không ngừng và khả năng phát triên của Ngân hàng, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng trong tương lai hoạt động huy động vốn sẽ phát triển mạnh góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w