CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HUYĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN
2.2.1 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh
2.2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Năm 2012, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm; tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc giải thể.
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2011. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 9.2%. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thực hiện 217,073 tỷ đồng, tăng 9.1% so với cùng kỳ. Giá trị sản suất nông lâm, thủy sản năm 2012 là 13,265 tỷ đồng tăng 6% so năm trước; Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3,008.7 tỷ đồng tăng 10.5% so năm 2011. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 539,741 tỷ đồng, tăng 17.3% so với năm 2011.
Về kinh tế Quận 12 thực hiện trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng; sức mua giảm, sản phẩm tiêu thụ chậm, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh; tình hình kinh tế - xã hôi năm 2012 đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
- Chăn nuôi: Tổng đàn bò có 4,890 con (giảm 17,97% so cùng kỳ). Tổng đàn heo có 10,262 con (tăng 807 con).
- Đầu tư phát triển: có 774 doanh nghiệp được thành lập mới, với số vốn 1,386 tỷ đồng. Có 146 doanh nghiệp và 712 hộ kinh doanh cá thể ngưng hoạt động kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn quận 12 có khoảng 7,3350 doanh nghiệp và 12,748 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động.
Về hoạt động tài chính Ngân hàng: NHNN tiếp tục điều hành chình sách tiền tệ theo hướng thận trọng, linh hoạt, gắn với chính sách tài khóa: tổng phương tiện thanh toán tăng 22.4%, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh, tăng trưởng tín dụng thấp (8.91%) nhưng cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, nợ xấu của các TCTD sau khi tăng mạnh vào những tháng đầu năm đã được khống chế và giảm thấp; từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý thị trường vàng; chỉ đạo quyết liệt cơ cấu lại hệ thống các TCTD, kiểm soát chặt chẽ và khôi phục trật tự kỷ cương thị trường, tạo thuận lợi cho các NHTM duy trì và ổn định hoạt động.
Tình hình trên đã ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua.
2.2.1.2 Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Tây Sài Gòn năm 2010-2012
NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Sài Gòn xác định rõ hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Trong những năm qua, Ngân hàng luôn có các hình thức huy động phong phú phù hợp với mọi tầng lớp dân cư, tạo được uy tín và tin cậy của khách hàng.
Bảng dưới đây cho biết tình hình kinh doanh của Chi nhánh Tây Sài Gòn trong 3 năm 2010, 20111 và 2012:
Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Tây Sài Gòn 2010-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 với 2010 Chênh lệch 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1.Huy động vốn 2,090,010 2,179,850 2,226,643 89,840 4% 46,793 2% 2.Tín dụng - bảo lãnh 1,056,874 1,447,917 1,504,30 4 391,043 37% 56,387 4% 3. Nợ xấu - 9,475 - 9,475 4. Hoạt động dịch vu 4,228 5,092 6,197 864 20% 1,105 22% -Thanh toán trong nước 2,337 2,687 3,160 350 15% 473 18% -Thanh toán quốc tế 422 570 342 148 35% (228) - 40% -Kinh doanh ngoại hối 349 447 221 98 28% (226) - 51% -Dịch vụ thẻ 602 710 1,569 108 18% 859 121 % -Dịch vụ khác 518 678 905 160 31% 227 33% 5. Tổng thu nhập 376,019 - 376,01 9 6. Tổng chi phí 252,110 - 0252,11 7. Quỹ thu nhập 54,882 85,149 123,909 30,267 55% 38,760 46%
Qua ba năm, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tương đối ổn định, năm sau tăng hơn năm trước ở tất cả các chỉ tiêu như: huy động, tín dụng, hoạt động ngoài tín dụng ....Hầu hết ở các Ngân hàng hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn đem lại nguồn thu chủ yếu, chiếm hơn 70% tổng thu nhập cho Ngân hàng.
về hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong ba năm qua tăng trưởng dương, năm 2011 tăng 391,043 triệu đồng (tương đương 37%) so với 2010. Tuy nhiên, năm 2012 tình hình cho vay chỉ tăng nhẹ, tăng từ 1,447,914 triệu đồng lên 1,504,304 triệu đồng (khoảng 4%), đạt 99% kế hoạch giao. Năm 2012, kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn, thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh từ đó nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng giảm sút đáng kể, thêm vào đó, tỷ lệ nợ xấu tăng cao do thị trường bất động sản đóng băng cũng làm Ngân hàng thận trọng hơn, thẩm định kỹ càng hơn với các hồ sơ vay vốn.
về hoạt động ngoài tín dụng bao gồm: hoạt động thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, thẻ. Với lợi thế là NHTM có mạng lưới rộng lớn với khoảng 2,400 điểm giao dịch là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh đẩy mạnh mạng thanh toán trong nước như: chuyển tiền và các dịch vụ liên kết như thu tiền điện, học phí, bảo hiểm.... Trong những năm gần đây, nhằm tăng tỷ trọng thu ngoài tín dụng nên Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh thu dịch vụ nhờ. Năm 2011 và 2012 hoạt động thu dịch vụ của Chi nhánh đều tăng mạnh và ổn định ở mức 20%.
Bảng dưới đây thể hiện chi tiết số lượng thẻ và máy Ngân hàng sử dụng cho hoạt động ngoài tín dụng trong 3 năm qua.
Bảng 2.4: Số lượng thẻ và máy Ngân hàng sử dụng năm 2010-2012
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
- Thẻ ghi nợ nội địa (thẻ) 6 29,58 5 36,83 3 46,19 -Thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ) 18 9 25 9 32 7 -Thẻ tín dụng quốc tế (thẻ) 2 17 3 19 9 22
- Máy ATM (máy) 9 9 8
- EDC (máy) 5 5 5
- POS (máy) 85 3 10 7 17
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012
Năm 2012, Chi nhánh đẩy mạnh dịch vụ trả lương qua tài khoản nhờ đó lượng thẻ tăng mạnh (cả số lượng thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế), thu từ dịch vụ thẻ tăng gấp hơn 2 lần năm 2011, giúp Chi nhánh tận dụng được nguồn vốn giá rẻ cũng như thu được các khoản phí liên quan. Chi nhánh tăng cường tiếp cận với các cửa hàng, hệ thống bán lẻ để tiếp thị máy POS nhằm gia tăng doanh số thanh toán qua máy POS. Số lượng máy POS tăng lên đáng kể từ 85 máy năm 2010, sang năm 2011 con số này là 103 máy, đến cuối năm 2012 số lượng máy POS đã tăng lên 177 máy. Riêng thẻ tín dụng quốc tế, hiện tại Chi nhánh chưa chú trọng đúng mức tới dịch vụ này và chỉ phát hành cho các khách hàng có quan hệ thân thiết do lo ngại nợ xấu phát sinh từ hoạt động thẻ tín dụng.
Về nợ xấu: nợ xấu là các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 - dưới chuẩn; nhóm 4 - nợ nghi ngờ; nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn- phản ánh chất lượng tín dụng của Chi nhánh, năm 2010 va 2011 nhờ làm tốt công tác thẩm định, tái thẩm định và kiểm tra sau giải ngân cùng với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn tương đối tốt đã giúp Chi nhánh không phát sinh nợ xấu. Tuy vậy, năm 2012Chi nhánh cũng không thoát khỏi tình hình chung của toàn ngành Ngân hàng khi phát sinh nợ xấu trên 9 tỷ, chiếm 0.0633% dư nợ, dù vậy con số này khá thấp so với toàn ngành là trên 5%.
Về quỹ thu nhập: quỹ thu nhập của Chi nhánh qua các năm đều tăng khá mạnh, năm 2011 tăng hơn 30 tỷ tương đương 55%, năm 2012 tăng 38 tỷ tương đương 46%,
Như vậy, qua 3 năm phân tích, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, Chi nhánh vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định và bền vững.
2.2.2Tình hình huy động vốn của Chi nhánh
Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2010- 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Nguồn vốn thực tế huyđộng
Tăng trưởng so với năm trước Tuyệt đối Tương đối
2010 2,096,010 207,713 11%
2011 2,179,850 83,840 4%
2012 2,226,643 46,793 2.15%
Là Chi nhánh cấp 1 của NHTM quốc doanh ra đời từ cách đây khoảng 15 năm, thời điểm kinh tế bắt đầu có những bước khởi sắc, nằm trên địa bàn quận ngoại thành, thời gian đầu thành lập ít gặp sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác, NHNo&PTNT Tây Sài Gòn nhanh chóng có nhiều khách hàng ban đầu là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp... và gắn bó cho tới hiện tại. Qua các năm, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng lên, năm 2010 tổng số vốn huy động là 2,096,010 triệu đồng; năm 2011 con số này là 2,179,850 triệu đồng, tăng 83,840triệu đồng so với năm 2010, đến 31/12/2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 2,226,643 triệu đồng, tăng 46,793 triệu đồng so với năm 2011.
Mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn duy trì được tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm, đây là một nổ lực đáng kể của Chi nhánh.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Về tốc độ tăng trưởng: Dù tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng vốn huy động ngày càng giảm, năm 2010 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt 11%, sang năm 2011 tốc độ tăng trưởng giảm còn 4% và năm 2012 là 2.15%, có thể giải thích cho sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng là do bên cạnh tình hình kinh tế ngày càng khó khăn ảnh hưởng đến việc huy động tiền gởi trong dân cư, trần lãi suất huy động trong thời gian gần đây giảm liên tục, hiện tại chỉ còn 7%/năm so với thời điểm cao nhất là 14%, cũng ảnh hưởng phần nào tới việc lựa chọn giữa gửi tiết kiệm và các kênh đầu tư khác của người dân. Thêm vào đó sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là NHTM cổ phần vốn có nhiều chính sách lãi suất linh hoạt cộng thêm khuyến mãi như: tặng quà, rút thăm trúng thưởng.. .để thu hút người dân gởi tiết kiệm nên một lượng vốn huy động củaNgân hàng cũng “chảy” sang Ngân hàng khác, một lý do nữa là thị trường bất động sản giảm sâu, dần tiến về giá trị thực của nó cũng làm nhiều người dân thực sự có nhu cầu mua nhà ở tất toán các khoản đang gởi tiết kiệm.
Tổng số vốn huy động của Chi nhánh tăng qua 3 năm nghiên cứu, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thì lại giảm. Điều này cho thấy, dù đã có cố gắng trong công tác huy động vốn nhưng Chi nhánh cũng đã chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế khó khăn.