Chương 2 giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh Tây Sài Gòn nói riêng. Giới thiệu về lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các hình thức huy động vốn, kết quả kinh doanh cũng như phương hướng phát triển của Chi nhánh Tây Sài Gòn.
Trong chương 2, kế thừa những cơ sở lý luận của chương 1 và số liệu thu thập thực tế tiến hành đi sâu phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền; Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi; Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế. Khi tiến hành phân tích theo từng thành phần ta nhận thấy:
- Số lượng vốn huy động qua 3 năm nghiên cứu đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động giảm.
- Hiện tại Chi nhánh chỉ đang huy động với hai loại tiền đó là VNĐ và USD. Số lượng vốn huy động của hai loại tiền này đều tăng qua các năm nghiên cứu.
- Nguồn vốn huy động với kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong việc phân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi. Tuy nhiên tỷ trọng này đang giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012 để nhường chỗ cho nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Điều này cho thấy Ngân hàng đang quan tâm đến việc huy động vốn trung dài hạn để cung cấp chi nền kinh tế.
- Đối với nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế thì nguồn vốn chính của Ngân hàng vẫn là từ dân cư. Đặc biệt tiền gửi từ BHXH năm 2012 giảm mạnh do BHXH Việt Nam chuyển tài khoản từ Agribank sang Vietinbank.
Từ những kết quả phân tích, đánh giá những mặt làm được và chưa làm được được trong công tác huy động vốn của Chi nhánh, nguyên nhân của những tồn tại để chương 3 tiến hành đưa ra những giải pháp giúp Chi nhánh đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của mình.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNHCÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN