, Tẩngnợquáhạn
2.4 Tiềm năng thị trường cho vay tiêu dùng
Thị trường tài chính tiêu dùng cá nhân Việt Nam chính thức bắt đầu kể từ năm 1990, khi lĩnh vực cho vay này được các ngân hàng thực hiện như một phần của các sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Thị trường này đặc biệt được đẩy mạnh trở lại trong thời gian gần đây, khi việc cho vay các DN và tổ chức lớn của hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, các ngân hàng trong nước đang cho thấy rằng các khoản vay cho cá nhân là mô hình tăng trưởng tốt hơn và tỉ lệ nợ xấu cũng thấp hơn rất nhiều.
Việt Nam là đất nước đang phát triển với dân số gần 90 triệu người, cơ cấu dân số thành thị chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng nhanh.
Biểu đồ 2.7 Dự báo dân số Việt Nam 2030
(Nguồn: Tổng điều tra dân số) • Với gần 90 triệu dân có cơ cấu dân số trẻ - cơ cấu sử dụng các sản phẩm tài chính tiêu dùng chiếm tỉ trọng lớn, và một mức thu nhập ngày càng được cải thiện
cho hơn 51% dân số đang ở độ tuổi trẻ, thị trường tài chính cá nhân đang thực sự
đầy cơ hội và khái niệm vay để mua sẽ ngày càng phổ biến.
• Tuy vấp phải sự cạnh tranh từ các yếu tố nước ngoài, và các công ty tham gia thị trường này một cách phi chính thức, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và có liên
quan trong lĩnh vực tài chính dành cho người tiêu dùng kinh doanh tại các
hình thức
khác nhau của sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng kinh tế và
chính sách của Chính phủ hiện đang không hỗ trợ cho vay tiêu dùng là một phần
chính khiến cho vay tiêu dùng chưa thực sự được quan tâm. Đây là chính
sách xuất
phát từ mục tiêu “nắn dòng tín dụng”, nhằm hướng việc phân bổ dòng tiền
2010
89,029 ngàn người
2020
98,011 ngàn người
■ Dân cư thành thị □ Dân cư nông thôn 105,447 ngàn người
đến khu vực sản xuất và hạn chế dòng tiền vào khu vực phi sản xuất, như là một nỗ
lực thắt
• Ngoài ra, cơ sở hạ tầng hiện tại về tài chính cho người tiêu dùng hiện cũng chỉ mới bắt đầu. Chúng ta mới chỉ có 13,600 máy ATM và 63,500 POS tại
VN tính
đến năm 2012. Người dân VN vẫn thích tiền mặt để thanh toán theo phương thức
thanh toán phổ biến nhất trong cả nước mặc dù họ cũng có sở hữu các loại thẻ tàichính. Chỉ có khoản 10% tổng giá trị giao dịch được thực hiện thông qua POS,
ATM và nền tảng thanh toán trực tuyến.
• Tổng các khoản vay tiêu dùng của Việt Nam tính đến 30/6/2012 chỉ đạt 4.4 tỉ USD, chiếm 3.2% tổng dư nợ cho vay trong nước. Con số này tại thời điểm 31/12/2009 là 7.2 tỉ USD, chiếm 7.8% GDP danh nghĩa và thấp hơn nhiều so với
các nước như Indonesia (10%), Malaysia (42.5%) và Thái Lan (18%).
• Chính sách tín dụng thắt chặt đã khiến hoạt động cho vay tập trung vào DN của các tổ chức tín dụng lớn giảm đi một nửa và các khoản tiêu dùng trở
thành một
phần quan trọng hơn. Nhưng một trong những chính sách khiến cho vay tiêu dùng
tại Việt Nam vẫn chưa có kết quả tốt là quy định tiêu dùng thuộc nhóm các khoản
vay phi sản xuất và các NHTM bắt buộc phải giảm tỉ trọng cho vay theo quy định
của NHNN là dưới 16%. Cuối năm 2011, tỉ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất đã
giảm xuống còn 15% và tiếp tục giảm xuống 11.3% vào tháng 6/2012.
• Vì vậy, tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng cá nhân không chỉ hứa hẹn sẽ bùng nổ về các sản phẩm, dịch vụ dành cho người tiêu dùng trong thời gian
tới, mà còn hứa hẹn ở ngay trong sự vận động của các TCTD. Sẽ có những sự cạnh
tranh mới mà về cơ bản, người tiêu dùng và thị trường sẽ được hưởng lợi khi được
cung cấp các dịch vụ tốt hơn, đa dạng, cạnh tranh hơn.
• Agribank mặc dù cho đến nay chưa có sự phát triển đột phá nhưng tiềm năng phát triển là rất lớn, khả năng cạnh tranh của Agribank so với các NHTM
khác luôn
có phần nổi trội vì lợi thế lớn về nguồn vốn huy động đầu vào tương đối thấp
tạo ra
sức cạnh tranh mãnh liệt ở đầu ra. Ngoài ra, với mạng lưới chi nhánh, phòng giao
dịch nhiều và rộng khắp nhất cả nước, vẫn đang ngày một phát triển, tạo lợi
thế tiếp
cận khách hàng sâu rộng hơn. Hơn nữa, việc luôn chiếm thị phần dư nợ tín dụng
cao nhất trong nền kinh tế là điều kiện rất tốt để Agribank phát triển cho vay tiêu
dùng đối với khách hàng cá nhân. Với những tiềm năng như vậy, Agribank hoàn
toàn có thể phát triển mạnh mẽ cho vay tiêu dùng, nâng cao thị phân trong cả nước